Sản phẩm, doanh nghiệp thăng hạng nhờ thương hiệu

Trong 3 năm trở lại đây, giá trị, thứ hạng thương hiệu quốc gia của Việt Nam liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Theo báo cáo từ Brand Finance, năm 2021, thương hiệu quốc gia của Việt Nam được định giá tăng 21,6% so với năm 2020, đạt 388 tỉ USD, duy trì thứ hạng 33 thế giới.
Phát triển văn hóa ẩm thực Việt thành thương hiệu quốc gia Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 21,6% lên 388 tỷ USD Quy định mới về tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Nông sản Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường quốc tế

Thương hiệu cá nhân là con đường tắt hình thành thương hiệu

Nhắc đến mắn nêm người tiêu dùng nhớ đến mắm nêm dì Cẩn; nhắc đến chè sầu sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu Liên; nhắc đến bánh cuốn sẽ nghĩ đến bà Hoành… đó là những thương hiệu được xây dựng từ thương hiệu cá nhân - nhân hiệu.

Qua thời gian, việc xây dựng nhân hiệu đi từ vô tình đến hữu ý nhưng tựu chung nó vì một mục đích đó là quảng bá sản phẩm bằng cách tạo dựng niềm tin trong người tiêu dùng bằng uy tín cá nhân mà không có bất cứ một sự giao kèo, pháp lý nào. Niềm tin này được xây dựng trên sự nỗ lực của người cung cấp sản phẩm và sự tự nguyện tin tưởng của người tiêu dùng.

Sản phẩm, doanh nghiệp thăng hạng nhờ thương hiệu

Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và các nền tảng xã hội, những hình ảnh cá nhân được xây dựng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển cho thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp. Đóng vai trò trung gian trong xây dựng thương hiệu trong bối cảnh chuyển đổi số là các chủ doanh nghiệp, người truyền cảm hứng… mà mạng xã hội là một công cụ có sức mạnh và sức ảnh hưởng đáng kinh ngạc khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Facebook, LinkedIn, Youtube, Twitter, Instagram… là những nơi mà khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp có thể đang hiện diện. Chính vì vậy, sự xuất hiện của những sản phẩm trên các mạng xã hội với những nội dung chất lượng sẽ giúp mọi người nhìn thấy được giá trị của doanh nghiệp nhiều hơn.

Các nhãn hàng liên quan sẽ thông qua các nhân hiệu này để quảng cáo sản phẩm của mình, gián tiếp đưa sản phẩm đến tay khách hàng thông qua người trải nghiệm là các hiện tượng mạng xã hội để mang lại hiệu quả tiêu thụ.

Văn hoá hình thành thương hiệu

Nhìn rộng hơn, thương hiệu cá nhân ngoài sức ảnh hưởng đến thị trường nó còn góp phần làm đặc sắc hơn cho văn hoá, sản vật vùng miền. Nhắc đến phấn nụ bà Tùng là nhắc đến những nét trang nhã của văn hoá cung đình Huế, bước đi nhẹ nhàng uyển chuyển của người con gái Huế pha một chút sắc sen hồng với áo dài tím, nón lá nghiêng nghiêng. Nhắc đến mắm nêm dì Cẩn, chè sầu Liên chúng ta nhớ đến sự hào sảng của người Đà Nẵng. Nhắc đến gạo ngon trứ danh ta nhớ ngay đến thương hiệu gạo ST 25 cùng với sự rắn rỏi, chất phác của người dân sông nước miền Tây... đó là chất văn hoá vùng miền được mang theo từng sản phẩm.

Sản phẩm, doanh nghiệp thăng hạng nhờ thương hiệu
Phấn nụ bà Tùng - thương hiệu nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ

Khó có thể định nghĩa, sản phẩm mang đặc trưng của văn hoá hay những nét văn hoá đã được cô đọng trên từng sản phẩm thông qua bàn tay nghệ nhân, người sản xuất, bởi nó như bài toán con gà, quả trứng. Nhưng giả như thứ gì có trước thì chúng cũng được thăng hoa thành thương hiệu.

Bệ phóng từ thương hiệu quốc gia

Việt Nam với những tên tuổi lớn như Viettel, Masan, Vietnamairlines, TH True Milk, Vin Group… đã tạo thành cộng đồng các thương hiệu lớn, trở thành các thương hiệu quốc gia nổi tiếng với 3 tiêu chí Chất lượng; Đổi mới, sáng tạo và Năng lực tiên phong.

Theo đánh giá từ Brand Finance - tập đoàn hàng đầu thế giới về đánh giá thương hiệu các quốc gia, trong 3 năm trở lại đây, giá trị thứ hạng của thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện. Trong bài phát biểu khai mạc tại Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Thương hiệu quốc gia 2022, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cho biết, năm 2021, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 21,6% so với năm 2020, lên 388 tỉ USD, duy trì ở hạng 33 thế giới.

Nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp. Minh chứng là rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. TH True Milk là một điển hình của thương hiệu quốc gia khi được nhiều nước chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu, nhờ đó doanh nghiệp này đã có những bước tiến dài, mở rộng dự án đầu tư ở nhiều nơi và trở thành thương hiệu uy tín được người tiêu dùng tin tưởng.

Với giá trị cốt lõi của mình, chương trình Thương hiệu quốc gia hướng tới mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Việt trên trường quốc tế, đưa những thương hiệu cá nhân, thương hiệu vùng miền được thăng hạng và cất cánh cùng nền kinh tế Việt Nam.

Mọi thông tin chi tiết về Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam xin xem tại đây.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận