Tiếp tục tận dụng, phát huy các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu năm 2023

Năm 2023, Bộ Công Thương tiếp tục phát huy vai trò của các FTA thế hệ mới để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2022.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế tại thị trường Úc Peru - thị trường xuất khẩu đầy triển vọng cho doanh nghiệp Việt Xuất khẩu xanh – xu hướng mới trong thương mại toàn cầu Ngành dệt may dự kiến đạt 42 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2022

Năm 2022 hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng trong sự phát triển ngành Công Thương. Cả năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 732 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu dự kiến tăng khoảng 10,5%. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 01 tỷ USD là 39 mặt hàng (tăng 04 mặt hàng so với năm 2021), trong đó có 09 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD (tăng hơn 01 mặt hàng so với năm 2021).

Cũng trong năm 2022, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2022 dự kiến tăng khoảng 8,5% so với năm 2021 và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu tăng, chiếm gần 90%; nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm 6%.

Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với thặng dư gần 11 tỷ USD, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Tiếp tục tận dụng, phát huy các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu năm 2023
Năm 2022 hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng trong sự phát triển ngành Công Thương

Năm 2023, toàn ngành đặt mục tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2022; Cán cân thương mại duy trì xuất siêu. Hiện thực hóa mục tiêu này, người đứng đầu ngành Công Thương cho biết, Bộ đã đưa ra nhiều giải pháp cho mục tiêu kinh ngạch xuất nhập khẩu 2023, trong đó tiếp tục tận dụng, phát huy các FTA thế hệ mới.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ giải pháp, chủ yếu là chủ động rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền đàm phán, ký kết các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mới.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đang ký kết; tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, ưu tiên nguồn lực cho phát triển thương mại điện tử góp phần phát triển chuỗi cung ứng lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, tích cực hỗ trợ các địa phương doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để doanh nghiệp thâm nhập vào các thị trường mới; cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.

Đánh giá về kết quả thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới của Việt Nam trong năm 2022 và những bổ trợ trong năm 2023, người đứng đầu ngành Công Thương cho rằng, thành tích về kinh ngạch xuất nhập khẩu và duy trì xuất siêu trong năm 2022 có sự đóng góp không nhỏ của các FTA thế hệ mới.

“Xuất siêu sang các thị trường năm 2022 ước đạt trên 30 tỷ USD. Đây là các thị trường khó tính nên việc hàng hóa của ta tìm được chỗ đứng đã cho thấy năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp đã có những bước cải thiện giúp cho Việt Nam từng bước khai thác hiệu quả hơn các FTA thế hệ mới”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh và khẳng định, việc tăng cường xuất khẩu sang các thị trường mới cũng là bước đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia, khu vực.

Tiếp tục tận dụng, phát huy các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu năm 2023
Năm 2023, Bộ Công Thương tiếp tục phát huy vai trò của các FTA thế hệ mới để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường

Theo dự báo các khó khăn của kinh tế toàn cầu sẽ kéo dài sang năm 2023, để tiếp tục phát huy vai trò của các FTA thế hệ mới trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chủ động tham mưu với Chính phủ xây dựng chiến lược mới về hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng pháp luật và thể chế hóa kịp thời các chủ trương mới của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế.

Đặc biệt là tranh thủ quan hệ trong các FTA để phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng và một số ngành mang tính đột phá; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và hệ thống thương vụ Việt Nam ở ngoài nước tiếp tục tăng cường theo dõi sát diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực; chủ động đánh giá tác động đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới.

Tiếp tục công tác phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trong nước, duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng tong thương mại quốc tế. Chú trọng việc hội nhập ở cấp độ địa phương, cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận