Việt Nam - Ấn Độ: Mở rộng hợp tác thương mại trong lĩnh vực nông, công nghiệp

Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Ấn Độ cùng nhất trí, hai bên cần thúc đẩy và mở rộng hợp tác thương mại trong các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng như nông, thủy sản, dệt may, da giày, dược phẩm, hóa chất, phân bón; công nghiệp nền tảng, phát triển hạ tầng và thương mại điện tử...
Việt Nam - Ấn Độ: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều tiềm năng hợp tác phát triển thủy sản Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác về nông sản và chế biến thực phẩm

Đối tác thương mại số một của Việt Nam tại khu vực Nam Á

Tiếp theo các chuỗi hoạt động làm việc với các cơ quan chức năng của Ấn Độ, ngày 8/8/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã cùng ông Rajesh Agrawal, Phó Tổng thư ký, Bộ Công Thương Ấn Độ chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ tại New Delhi, Ấn Độ.

Đồng chủ trì Kỳ họp, Phó Tổng thư ký, Bộ Công Thương Ấn Độ đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam và khẳng định phía Ấn Độ coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó luôn coi trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam.

Phó Tổng thư ký, Bộ Công Thương Ấn Độ ghi nhận xu hướng phát triển rõ rệt trong trao đổi thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây, đặc biệt, có nhiều chuyển biến tích cực kể từ Kỳ họp lần thứ 4 Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ được tổ chức năm 2019 tại Hà Nội.

Việt Nam - Ấn Độ: Mở rộng hợp tác thương mại trong lĩnh vực nông, công nghiệp
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và ông Rajesh Agrawal, Phó Tổng thư ký, Bộ Công Thương Ấn Độ chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ tại New Delhi, Ấn Độ

Thay mặt đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá cao việc hai bên có thể tổ chức Kỳ họp lần thứ 5 sau một thời gian dài gián đoạn do dịch COVID-19 (từ tháng 1/2019) và cho rằng, Kỳ họp lần 5 được tổ chức vào thời điểm có nhiều ý nghĩa khi hai nước vừa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2022 (1972-2022).

Cũng theo Thứ trưởng, Ấn Độ hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Nam Á, là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch của Việt Nam với các nước Nam Á khác. Trong khi đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 23 trên thế giới và lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ.

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 15 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2021. Đây là mức kim ngạch cao nhất từ trước tới nay, đạt được mục tiêu Lãnh đạo Cấp cao hai Bên đã đặt ra. Tính lũy kế 06 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 7 tỷ USD.

Hiện hai nước đang triển khai nhiều hoạt động hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Ấn Độ luôn được Việt Nam xác định là đối tác quan trọng trong lĩnh vực thương mại, hiện là đối tác thương mại số một của Việt Nam tại khu vực Nam Á.

Trong buổi làm việc, Trưởng đoàn Việt Nam đã chia sẻ về những thành tựu đáng khích lệ trong phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Theo đó, mặc dù chịu tác động của sự biến động của nền kinh tế thế giới và các tác động của dịch bệnh COVID-19, GDP của Việt Nam năm 2022 đã đạt tăng trưởng 8,02%, mức cao nhất trong 20 năm gần đây. Dự báo trong năm 2023, GDP của Việt Nam vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng tích cực 6,5%.

Trong khi đó, tình hình thế giới, khu vực sắp tới còn nhiều khó khăn, kinh tế suy thoái ở nhiều nơi, xung đột chính trị, căng thẳng thương mại ở nhiều nơi, lạm phát tăng cao, nhu cầu giảm. Tình hình trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu trong đó có cả Việt Nam và Ấn Độ.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng khẳng định Kỳ họp Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo duy trì, không gián đoạn và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.

Thể hiện sự nhất trí cáo với báo cáo SOM do Trưởng SOM Việt Nam trình bày, hai Trưởng đoàn đánh giá cao nỗ lực của cấp kỹ thuật hai bên và các kết quả đã đạt được tại phiên họp SOM ngày 7/8/2023.

Mở rộng hợp tác thương mại trong các lĩnh vực tiềm năng

Trong khuôn khổ buổi làm việc, hai bên ghi nhận sự tăng trưởng tích cực của kim ngạch song phương thời gian qua và nhất trí cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, giao thương.

Theo đó, lãnh đạo hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác thương mại trong các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng hợp tác như nông, thủy sản, dệt may, da giày, dược phẩm, hóa chất, phân bón, máy móc, thiết bị, các sản phẩm hàng tiêu dùng. Trong lĩnh vực đầu tư, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực cùng quan tâm như: (i) công nghiệp nền tảng (ô tô, thực phẩm chế biến, dệt may, vật liệu, điện tử, hoá chất); (ii) phát triển hạ tầng (hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng năng lượng, hạ tầng logistics); (iii) ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử.

Việt Nam - Ấn Độ: Mở rộng hợp tác thương mại trong lĩnh vực nông, công nghiệp
Việt Nam - Ấn Độ: Mở rộng hợp tác thương mại trong lĩnh vực nông, công nghiệp
Hai Trưởng đoàn đã thông qua và ký Biên bản Kỳ họp lần thứ 5 Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ

Chia sẻ quan điểm chỉ đạo, điều hành từ phía Việt Nam, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho rằng, hai nước cần hướng tới mục tiêu thương mại cao hơn theo hướng bền vững.

Nhận định Việt Nam và Ấn Độ có rất nhiều tiềm năng để hợp tác và thúc đẩy hơn nữa kim ngạch thương mại song phương, Thứ trưởng cho rằng hai bên cần khai thác yếu tố bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu hàng hóa, đảm bảo không bị gián đoạn chuỗi cung ứng và sản xuất đối với các nhóm ngành hàng thế mạnh của mỗi bên như là nhóm dệt may, da giày, hàng nông thủy sản chế biến, hàng công nghiệp, thức ăn gia súc, hóa chất và chất dẻo, dược phẩm, linh kiện điện tử...

Song song đó, tháo gỡ các rào cản thương mại cho hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước; thúc đẩy mở cửa thị trường đối với hàng hóa có thế mạnh của mỗi bên, đặc biệt là nông sản, trái cây tươi; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Đặc biệt, Thứ trưởng đề nghị, hai nước tăng cường kết nối doanh nghiệp, thương mại du lịch thông qua việc thúc đẩy khai thác thêm các chuyến bay thẳng, tăng tần suất khai thác chuyển bay giữa các thành phố lớn của hai nước.

Việt Nam - Ấn Độ: Mở rộng hợp tác thương mại trong lĩnh vực nông, công nghiệp

Trưởng đoàn Ấn Độ hoàn toàn nhất trí với các đề xuất của Thứ trưởng Phan Thị Thắng và cho biết sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng phía Ấn Độ để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hai nước.

Trưởng đoàn Ấn Độ cũng chia sẻ về các lĩnh vực thế mạnh của Ấn Độ, các lĩnh vực mà Ấn Độ mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam bao gồm y dược phẩm, thực phẩm chế biến, du lịch, công nghệ thông tin... đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong các cơ chế đa phương và khu vực.

Đặc biệt, hai Trưởng đoàn nhất trí thúc đẩy các cơ quan liên quan của hai nước sớm hoàn tất quy trình đánh giá rủi ro tiến tới cấp phép mở cửa thị trường cho một số loại trái cây ưu tiên của nhau trong thời gian tới.

Kết thúc Kỳ họp, hai Trưởng đoàn đã thông qua và ký Biên bản Kỳ họp, khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương Việt Nam - Ấn Độ và làm việc với các cơ quan hữu quan để triển khai kết quả Kỳ họp, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận