Việt Nam tự hào với 4 vạn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Theo kết quả kiểm kê di tích của các địa phương, trên cả nước hiện có khoảng 4 vạn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố trên khắp các vùng miền trong cả nước; 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê; gần 3 triệu tài liệu, hiện vật, trong đó có 265 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia…
Chặng đường 05 năm và những đổi thay mang tính lịch sử của lực lượng Quản lý thị trường Góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong hoạt động nghiên cứu lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ Hành trình về nguồn - Tân Trào, Tuyên Quang lịch sử

Đặc biệt, theo thống kê của Báo điện tử Đảng Cộng sản, hiện Việt Nam có 8 di sản văn hóa vật thể, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu và 3 Thành phố sáng tạo toàn cầu được UNESCO ghi danh. Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, với những đặc trưng riêng có của từng vùng miền, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa nhân loại. Trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị các danh hiệu, di sản UNESCO của chúng ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Tổng Giám đốc UNESCO và Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo đã từng khẳng định: Việt Nam là “điển hình mẫu mực” của mô hình hài hoà giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch bền vững, phát triển kinh tế và sinh kế của người dân.

Việt Nam tự hào với 4 vạn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Năm 2023 Việt Nam ghi nhận những dấu mốc lịch sử trong triển khai đối ngoại đa phương tại Tổ chức UNESCO. Nước ta được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO khóa 42, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa. Đặc biệt, Việt Nam đã trúng cử Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam cùng một lúc đảm nhận trọng trách tại 5 cơ chế điều hành then chốt của UNESCO, trong đó có 3 vị trí Phó Chủ tịch.

Điều này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, khẳng định chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chỉ thị số 25- CT/TW của Ban Bí thư và Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030. Những thành quả này còn minh chứng cho vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.

Có thể thấy, những dấu mốc lịch sử trong triển khai đối ngoại đa phương của Việt Nam tại UNESCO vừa qua không chỉ khẳng định vai trò tiên phong của đối ngoại Việt Nam mà còn tiếp tục thể hiện sức mạnh mềm, vị thế quốc gia.

Việt Nam tự hào với 4 vạn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Các di sản văn hóa nói riêng và danh hiệu UNESCO nói chung được cộng đồng quốc tế đánh giá là “danh giá”, vì không chỉ là các tài sản quý báu, phản ánh đậm nét bản sắc của từng quốc gia, dân tộc, mà còn có giá trị ở tầm toàn cầu, thậm chí là di sản của nhân loại. Do vậy, các di sản, danh hiệu UNESCO có tiềm lực lớn trong thu hút du lịch, thúc đẩy phát triển bền vững, tạo dựng thương hiệu địa phương, nâng cao hình ảnh và sức mạnh mềm quốc gia.

Tuy nhiên, trước những thách thức gay gắt của thế kỷ XXI như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, du lịch ồ ạt, sức ép của tăng trưởng và đô thị hóa, công nghệ mới… đe dọa làm mai một bản sắc văn hóa, ảnh hưởng tới việc bảo tồn, phát huy các di sản… Chính vì vậy đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, biến tiềm lực thành nguồn lực, di sản thành tài sản thiết thực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của người dân, địa phương và quốc gia.

Trên thực tế hiện nay cả nước vẫn còn nhiều di tích, di sản… vẫn chưa được quan tâm bảo tồn, tôn tạo đúng mức, chưa phát huy được hết giá trị… Để các di sản văn hóa trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống và điểm đến hấp dẫn của khách du lịch chúng ta cần tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về di sản văn hóa, nghiên cứu, lập hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh các di tích, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam là di sản thế giới…, cần nghiên cứu, làm nổi bật các giá trị di sản, văn hóa, lịch sử của những khu vực này để tuyên truyền, quảng bá, thu hút khách du lịch tới tham quan, phát triển du lịch cộng đồng. Từ đó, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, kinh tế, xã hội của cộng đồng nhân dân địa phương.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp để hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ, đón tiếp khách du lịch tại các di sản thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đón tiếp, thuyết minh đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi và sự thoải mái cho khách du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hoạt động trải nghiệm, vui chơi, giải trí… Đồng thời, hỗ trợ đầu tư, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng tại các di tích trọng điểm, vừa thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế, xã hội, vừa bảo tồn văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc sinh sống tại các khu di sản, di tích…

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bỏ túi những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bỏ túi những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Năm nay kì nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài liên tục 5 ngày là cơ hội lý tưởng cho những chuyến đi chơi xa cùng bạn bè và gia đình. Để có một chuyến đi hợp lý về thời gian, nơi nghỉ dưỡng an toàn, lành mạnh thì bạn hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ, sau đây là một vài gợi ý về các điển đến hấp dẫn cho kì nghỉ lễ này.
Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm 2024 tại thành phố Hà Nội.
Không tùy tiện tăng giá, ép khách du lịch

Không tùy tiện tăng giá, ép khách du lịch

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có đề nghị các sở du lịch, sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 335/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch.
Mộc Châu được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Mộc Châu được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Việc Khu du lịch Mộc Châu được công nhận là Khu du lịch quốc gia tạo động lực để tỉnh Sơn La tiếp tục đầu tư, phát triển du lịch, tăng sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công Thương và hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 (21/4), Tổng cục QLTT đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng văn hóa đọc cho các công chức, người lao động trong toàn lực lượng.
Nhiều hoạt động sôi nổi trong Lễ hội Cầu mưa của dân tộc Thái

Nhiều hoạt động sôi nổi trong Lễ hội Cầu mưa của dân tộc Thái

Sáng nay (24/4), tại bản Liếng, xã Noong Luống, UBND huyện Điện Biên tổ chức Lễ hội Cầu mưa dân tộc Thái (ngành Thái đen).
Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2024

Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2024

Tối 23/4, tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh Điện Biên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách Chào mừng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) với Chủ đề "Điện Biên - Vang mãi bản hùng ca".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5