Xuất khẩu tăng, nhưng vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI

Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2022 có sự sụt giảm so với tháng 4/2022, nhưng tính chung 5 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 152,96 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Mặc dù xuất khẩu tăng mạnh, nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI cũng lại đang hiện hữu...
Vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy: Thành công từ sự nỗ lực Cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Latvia Bộ Công Thương đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp kháng kiện phòng vệ thương mại Xuất khẩu thủy sản sang các nước RCEP: Dư địa lớn nhưng cũng nhiều thách thức Kết nối tiêu thụ vải thiều Hải Dương với các thị trường trong và ngoài nước

Xuất khẩu phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI

Mặc dù xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong tháng 4, cùng với sự thuận lợi về tỷ giá (tỷ giá USD tăng mạnh trong khi các ngoại tệ khác như euro, yen Nhật lao dốc, tiền đồng ổn định đã tác động thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam) nhưng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2022 có sự sụt giảm so với tháng 4/2022.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo (giảm 9,1% so với tháng trước). Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong tháng 5 ước tính đạt 30,48 tỷ USD, giảm 8,5% so với tháng trước nhưng tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 152,96 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 30,7%).

Trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 21,2%), cao hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 14,8%). Điều này tiếp tục cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

Cũng theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 13,08 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 12,8%), chiếm 8,55% tổng kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng trong xuất khẩu chung của cả nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn là điểm sáng.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 5 tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính đạt 1,1 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, riêng xuất khẩu thủy sản cả nước ước tính đạt 4,75 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 12%).

“Nguyên nhân chủ yếu là các thị trường hiện đều có nhu cầu rất cao đối với thủy sản Việt Nam. Tình hình xung đột Nga - Ukraine có tác động lớn đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam khi các thị trường này là 2 trong số 20 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam”, Bộ Công Thương phân tích.

Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 5 đạt 386 triệu USD, tăng 39,9% so với tháng trước và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 17,2%); xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 636 triệu USD, tăng 13,3% so với tháng trước và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 47,7%).

Xuất khẩu tăng, nhưng vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI
Hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong nước đang phụ thuộc vào khu vực FDI

Ngoài ra, số liệu của Bộ Công Thương cũng chỉ ra rằng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 5 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 131,39 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 85,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.

Tuy nhiên, tính riêng tháng 5, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này có sự sụt giảm so với tháng trước (giảm 9,1%), chủ yếu do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu như: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 27,5%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 6% (chủ yếu do sự sụt giảm về sản lượng sản xuất của Tập đoàn Samsung và Tập đoàn Electronic, giảm khoảng 10%); Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 19%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 6%; Xơ sợi dệt các loại giảm 7,5%; Sắt thép các loại giảm 18,8%; sản phẩm từ sắt thép giảm 6,8%...

Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chiến lược khác như giầy dép các loại chỉ tăng 1,5%; dây điện và cáp điện chỉ tăng 2,1%... đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu chung của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo.

“Những con số trên đều cho thấy, hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong nước đang phụ thuộc vào khu vực FDI”, Bộ Công Thương nhận định.

Cũng theo Bộ Công Thương, Việt Nam đang ngày càng khai thác, tận dụng tốt hơn các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các FTA để phát triển thị trường xuất nhập khẩu và nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường đã ký FTA.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là điểm sáng trong tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch ước tính đạt 45,6 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 29,8%; tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 22,17 tỷ USD, tăng 9,2%; thị trường EU ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 21,7%; thị trường ASEAN ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 20,1%; Hàn Quốc ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 19%; Nhật Bản ước đạt 9,3 tỷ USD, tăng 12,8%.

Ở chiều ngược lại, tháng 5/2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 32,2 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 56,4%).

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 152,16 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 36,4%), trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 53,2 tỷ USD, tăng 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,9 tỷ USD, tăng 14,9%.

Bộ Công Thương cho rằng, trong tháng 5/2022, giá các mặt hàng chiến lược, thiết yếu (xăng dầu, khí đốt) và giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất (than, gỗ, phân bón, titan, nhôm…) tiếp tục tăng cao đã dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cao, làm tăng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chung của cả nước.

Cũng trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước với kim ngạch đạt 135,3 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ, chiếm gần 89% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.

Đặc biệt, nhập khẩu các nhóm hàng năng lượng tiếp tục tăng cao, một phần do sản lượng nhập khẩu tăng, một phần do nguồn cung khan hiếm nên giá nhập khẩu tăng. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu than đá tăng tới 109,8% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện than; xăng dầu các loại tăng 123,2%; dầu thô tăng 46,8%; Khí đốt hoá lỏng tăng 65,2%...

5 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 48,9 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 28 tỷ USD, tăng 33,5%; thị trường ASEAN đạt 20,5 tỷ USD, tăng 15,9%; Nhật Bản đạt 10 tỷ USD, tăng 12,4%; thị trường EU đạt 6,6 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (giảm 2,1%); Hoa Kỳ đạt 5,8 tỷ USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

Về cán cân thương mại hàng hóa, trong tháng 5 ước nhập siêu khoảng 1,73 tỷ USD. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại của cả nước tiếp tục duy trì trạng thái tích cực, ước xuất siêu khoảng 0,8 tỷ USD.

Xuất khẩu tăng, nhưng vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI
Bộ Công Thương luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu

Đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

Trong thời gian tới, để hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu trong nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.

Theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các Hiệp hội, doanh nghiệp.

Cùng với đó, rà soát, đánh giá nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng chiến lược như phân bón, xăng dầu, than,... để có biện pháp điều hành phù hợp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa tận dụng được cơ hội về giá để xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung đủ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước đặc biệt trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu tăng quá cao.

Mặt khác, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương biên giới phía Bắc tiếp tục giao thiệp, trao đổi thường xuyên với phía Trung Quốc để bàn bạc các giải pháp nhằm tháo gỡ ùn tắc, tăng hiệu suất thông quan, hướng đến thông quan thông suốt ổn định lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ song phương Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ song phương Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc

Ngày 25/02/2025, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có buổi gặp gỡ, trao đổi song phương với Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc sắp tới của đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Chiều ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên – Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban chỉ đạo) – đã chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao

Ngày 19/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre.
Hội đàm giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đồng chí Trần Cương, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Hội đàm giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đồng chí Trần Cương, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Sáng ngày 19 tháng 02 năm 2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với đồng chí Trần Cương, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc nhân dịp sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Với 99,78% tổng số Đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 19/2/2025, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bộ Công Thương phát động toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Bộ Công Thương phát động toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Bộ Công Thương đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận