Colombia - cầu nối đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ Latinh

Tại Kỳ họp lần I Ủy ban hỗn hợp về kinh tế Việt Nam - Colombia, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Colombia là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Việt Nam coi Colombia là đối tác quan trọng tại khu vực và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Xây dựng, định vị thương hiệu hàng hóa Việt Nam tại thị trường CPTPP Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản Mexico kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội Việt Nam Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc

Ngày 27/9, dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng phụ trách phát triển kinh doanh, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Du lịch Colombia Soraya Caro Vargas, lễ ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại, đầu tư và công nghiệp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Du lịch Colombia và Kỳ họp lần I Ủy ban hỗn hợp (UBHH) về kinh tế Việt Nam - Colombia đã được diễn ra tại Thủ đô Bogota, Cộng hoà Colombia.

Theo lãnh đạo hai bên, việc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại, đầu tư và công nghiệp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Du lịch Colombia đánh dấu lần đầu tiên hai nước thiết lập cơ chế UBHH về kinh tế, từ đó tạo ra kênh đối thoại chính thức và toàn diện để định kỳ trao đổi, rà soát tình hình hợp tác, tháo gỡ vướng mắc và xác định các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Colombia - cầu nối đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ Latinh
Lễ ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại, đầu tư và công nghiệp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Du lịch Colombia và Kỳ họp lần I Ủy ban hỗn hợp (UBHH) về kinh tế Việt Nam - Colombia đã được diễn ra tại Thủ đô Bogota, Cộng hoà Colombia

Phát biểu tại Kỳ họp, đánh giá cao những tiến triển trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, Colombia là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Việt Nam coi Colombia là đối tác quan trọng tại khu vực và sẵn sàng cùng Colombia thúc đẩy hợp tác để có các biện pháp thúc đẩy thương mại, phục hồi kinh tế và kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi đó, Thứ trưởng Soraya Caro Vargas bày tỏ sự hài lòng trước sự phát triển tích cực trong quan hệ thương mại song phương những năm qua, nhất là trong bối cảnh hai Bên đã và đang phối hợp và duy trì ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương và cơ chế hợp tác liên khu vực như Liên Hợp Quốc, Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC), hợp tác giữa ASEAN và Liên minh Thái Bình Dương (Pacific Alliance). Việc kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng tích cực là minh chứng rõ nét cho quan hệ thương mại song phương đang ngày càng được củng cố và tăng cường.

Mặc dù vậy, hai Thứ trưởng nhận định quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư giữa hai nước xét về quy mô vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Colombia vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong hợp tác kinh doanh như: khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hoá trực tiếp, chi phí logistics cao, khác biệt về ngôn ngữ, thiếu thông tin thị trường và đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khủng hoảng kinh tế, xung đột địa chính trị và tác động kéo dài của đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với thương mại toàn cầu, trong đó có thương mại giữa Việt Nam và Colombia.

Colombia - cầu nối đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ Latinh
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Soraya Caro Vargas ký kết Bản ghi nhớ

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động, việc thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương cũng như trong các khuôn khổ đa phương là hết sức cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế trên phạm vi toàn cầu

Việt Nam và Colombia là những nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới, với nhiều lợi thế có thể bổ sung cho nhau. Hai bên đều có khả năng nhất định trong tham gia xử lý các thách thức về an ninh lương thực, năng lượng, tham gia các chuỗi cung ứng đang được tái cơ cấu mạnh mẽ trên toàn cầu.

Với vai trò là thành viên tích cực của Liên minh Thái Bình Dương, Colombia sẽ là cầu nối để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ Latinh. Ở chiều ngược lại, Việt Nam mở ra cánh cửa để hàng hoá Colombia bước vào khu vực thị trường ASEAN cũng như châu Á - Thái Bình Dương.

Với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 1 tỷ USD trong vòng 3 năm tới, hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi các nội dung cụ thể để đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh vào thị trường của nhau.

Hai Thứ trưởng nhấn mạnh việc ký kết Bản ghi nhớ giữa hai Bộ, cùng với việc thành lập và tổ chức Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban hỗn hợp về kinh tế Việt Nam - Colombia là một bước tiến lớn trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương, cho thấy cam kết và quyết tâm của hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương đi vào thực chất và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, để tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh hai nước đang hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2024.

Kết thúc Kỳ họp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Soraya Caro Vargas đã ký Biên bản Kỳ họp lần I Ủy ban hỗn hợp về kinh tế Việt Nam – Colombia.

Nhân dịp chuyến công tác, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã có buổi làm việc với bà Gloria Ines Ramirez, Bộ trưởng Bộ Lao động Colombia. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Gloria Ines Ramiez bày tỏ mong muốn củng cố quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và liên minh cánh tả cầm quyền Colombia, cũng như quan hệ giữa Chính phủ và nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định phát triển kinh tế là phần thiết yếu trong chính sách của Colombia để mang lại việc làm cho người dân, trong đó tăng cường thương mại và đầu tư là những trụ cột quan trọng, khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Colombia.

Về phần mình, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh ý nghĩa của việc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại, đầu tư và công nghiệp trong quan hệ hợp tác song phương và khẳng định vai trò của UBHH trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Thứ trưởng đề nghị thời gian tới hai Bên cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp và chuyên gia của hai nước để tìm hiểu nhu cầu và tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể.

Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác tại Colombia, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã chủ trì tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Colombia, với sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong đoàn Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương tổ chức cùng đông đảo đại diện các Bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp Colombia. Thông qua diễn đàn, doanh nghiệp hai nước có cơ hội được tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đối tác, qua đó nắm bắt được những thông tin hữu ích để kết nối giao thương, tiến tới xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp, khai thác thị trường của nhau.

Colombia là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh, với kim ngạch thương mại hai chiều duy trì tốc độ tăng trưởng cao ngay cả trong những giai đoạn khó khăn của thị trường. Năm 2022, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Colombia đạt 742 triệu USD, tăng 11,4% so với năm 2021 và tăng gấp đôi trong vòng 5 năm kể từ năm 2018, đưa Colombia trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận