Giá xăng giảm từ 15h ngày 22/2

Theo đó, từ 15h ngày 22/2, Xăng E5RON92 giảm 356 đồng/lít; Xăng RON95-III giảm 320 đồng/lít; Dầu điêzen 0.05S giảm 451 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 17/2: Tăng vượt 83 USD/thùng Giá xăng dầu đồng loạt tăng sau kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu dịp Tết Nguyên đán

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 15/02/2024-21/02/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu trong năm nay sẽ giảm xuống thấp hơn so với dự báo trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chậm cắt giảm lãi suất ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu dầu mỏ, Mỹ nâng giá đồng USD tác động tiêu cực lên giá dầu thế giới, căng thẳng tại khu vực Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, xung đột tại khu vực Biển Đỏ vẫn tiếp diễn ảnh hưởng đến hoạt động vận tải… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen nhưng xu thế chung là giảm.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 15/02/2024 và kỳ điều hành ngày 22/02/2024 là: 95,178 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 2,440 USD/thùng, tương đương giảm 2,50%); 99,708 USD/thùng xăng RON95 (giảm 2,100 USD/thùng, tương đương giảm 2,06%); 103,670 USD/thùng dầu hỏa (giảm 2,230 USD/thùng, tương đương giảm 2,11%); 105,034 USD/thùng dầu điêzen 0,05S (giảm 3,124 USD/thùng, tương đương giảm 2,89%); 448,926 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 1,064 USD/tấn, tương đương giảm 0,24%).

Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên, biến động tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định phương án điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 22.475 đồng/lít (giảm 356 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.124 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: không cao hơn 23.599 đồng/lít (giảm 320 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.910 đồng/lít (giảm 451 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

- Dầu hỏa: không cao hơn 20.921 đồng/lít (giảm 300 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

- Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 15.929 đồng/kg (tăng 23 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).

Trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu tại Mục 1 nêu trên: Áp dụng từ 15 giờ 00’ ngày 22 tháng 02 năm 2024.

Điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu: Do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15 giờ 00’ ngày 22 tháng 02 năm 2024 đối với mặt hàng giảm giá, không sớm hơn 15 giờ 00’ ngày 22 tháng 02 năm 2024 đối với mặt hàng tăng giá.

Giá xăng giảm từ 15h ngày 22/2

Kể từ 15 giờ 00’ ngày 22 tháng 02 năm 2024, là thời điểm Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ công bố tại Công văn này cho đến trước ngày Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2023, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014, Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2021, Thông tư số 104/2021/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu, Thông tư số 103/2021/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 16/1, giá xăng E5 RON92 tăng 319 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 201 đồng/lít. Cùng đó, giá dầu diesel tăng 539 đồng/lít; dầu hỏa tăng 462 đồng/lít và dầu mazut cộng thêm 999 đồng/lít.
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 41/2024/TT-BCT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực Công Thương ở địa phương.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo đó, Tổng cục QLTT sẽ ăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, gia súc, gia cầm… và các mặt hàng thực phẩm tươi sống.
Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch 14/1, lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Trong đó, giá dầu thô quay đầu hạ nhiệt so với các phiên giao dịch của ngày hôm trước.
Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Di sản thiên nhiên, văn hóa của Việt Nam đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng, là sự đa dạng văn hóa, là nguồn lực để tăng trưởng kinh tế, là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng giá trị của di sản nói chung và phát triển kinh tế di sản nói riêng, đặc biệt giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với giá trị kinh tế của các di sản, đồng thời đưa ra chiến lược và chính sách phù hợp cho sự phát triển đó.
Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần qua, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng khởi sắc của toàn thị trường, trong đó, giá dầu thô bật tăng hơn 3%, khí tự nhiên tăng gần 19%.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Chiều ngày 8/1/2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Sáng ngày 9/1/2025, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận