Giải pháp gia tăng xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, gạo là mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây vào Bắc Âu. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thuỵ Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể.
Bộ Công Thương thúc đẩy EU gỡ bỏ kiểm soát Etylen oxit mỳ ăn liền xuất khẩu “Hé lộ” ngành xuất khẩu mạnh thứ 5 của Việt Nam, sẽ tăng trưởng gấp 3 lần vào năm 2026 Tăng xuất khẩu gỗ vào Canada, cơ hội mở rộng thị trường Bắc Mỹ Quả vải Việt Nam được người dân Nhật Bản đón nhận Xuất khẩu tăng, nhưng vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI

Nên đi vào thị trường ngách

Do tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, mặt hàng gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên thị trường như gạo Ấn Độ, Thái Lan.

Tuy nhiên, cũng theo Thương vụ, thị trường gạo Bắc Âu khá nhỏ. Ngoài việc cạnh tranh các loại gạo thông thường với Thái Lan và Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm hiểu thị trường ngách, đối với những loại gạo có ít cạnh tranh hơn. Ví dụ, trong thời gian vừa qua, Thương vụ đã thành công trong việc bước đầu đưa gạo Japonica vào thị trường Thụy Điển.

Hiện nay, doanh nghiệp khu vực này thường mua gạo Japonica từ các nước trong khu vực EU như Tây Ban Nha, Ý, hoặc nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ. Song, gạo Japonica Việt Nam chất lượng không thua kém gạo cùng loại của Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý nhưng giá chỉ từ 1/3-1/2. Do vậy, khi được giới thiệu và nhập khẩu thử, các doanh nghiệp đều hào hứng với loại gạo này của Việt Nam.

“Hiệp định EVFTA công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý với một số loại gạo của Việt Nam. Gạo ST24, ST25 được giải thưởng gạo ngon thế giới. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu đưa các loại gạo này vào thị trường Bắc Âu với thương hiệu Gạo đặc sản Việt Nam”, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển khuyến cáo và cho rằng, thời gian qua, Thương vụ cũng đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam để được hưởng lợi thuế quan.

Giải pháp gia tăng xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm hiểu thị trường ngách để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, để xuất khẩu thuận lợi hơn nữa sang thị trường Bắc Âu, doanh nghiệp cố gắng tạo ra nhiều loại sản phẩm độc đáo, kết hợp một giống lúa đặc sản với các phương pháp sản xuất hữu cơ, bền vững và tác động đến kinh tế xã hội. Đồng thời nhận thức rằng thị trường cho loại gạo đặc sản này còn rất nhỏ và đòi hỏi nhiều nỗ lực.

Gạo đặc sản có chứng nhận hữu cơ hoặc thương mại công bằng cũng sẽ làm tăng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Bắc Âu.

Ngoài ra, Thương vụ cũng lưu ý, kiểm tra xem địa điểm sản xuất lúa gạo có những lợi thế cụ thể để sản xuất gạo thơm hoặc đặc sản, chẳng hạn như khí hậu hoặc thổ nhưỡng. Điều kiện địa phương có thể khiến sản phẩm trở thành gạo đặc sản và kể những câu chuyện gắn với sản phẩm.

Đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường

Ngoài việc tập trung vào các thị trường ngách, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển còn nhấn mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý muốn vào thị trường Bắc Âu, ngoài việc cung cấp đúng sản phẩm còn phải tuân thủ rất nhiều các qui định của thị trường.

Theo đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu các yêu cầu bắt buộc của thị trường trên các cổng thông tin chính thức của EU như Trade Help Desk, CBI để hiểu các thủ tục liên quan đến gạo. Đồng thời, xem cơ sở pháp lý của Ủy ban châu Âu về ngũ cốc và gạo để biết tổng quan về các văn bản và quy định pháp lý. Kiểm tra các cập nhật quy định bằng cách sử dụng ứng dụng web Appryza của Liên đoàn các nhà xay xát gạo châu Âu (FERM), cung cấp thông tin quy định cập nhật về các thị trường xuất khẩu châu Âu và các thị trường xuất khẩu khác.

Ngoài ra, kiểm tra MRLs đối với thuốc trừ sâu và các chất hoạt động có liên quan đến gạo bằng cách tham khảo cơ sở dữ liệu MRL của EU; tìm kiếm gạo (hoặc mã số 0500060). Đọc về Quản lý sâu bệnh trong Ngân hàng Kiến thức Lúa gạo và giảm mức độ thuốc trừ sâu bằng cách áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất. IPM là một chiến lược kiểm soát dịch hại nông nghiệp bao gồm các hoạt động trồng trọt và quản lý hóa chất. Xem danh sách cập nhật các cơ quan kiểm soát và cơ quan có thẩm quyền được phê duyệt để áp dụng các tiêu chuẩn và chương trình kiểm soát tương đương ở các nước không thuộc Liên minh châu Âu.

“Ngoài các yêu cầu bắt buộc của thị trường có thể được hiểu là yêu cầu tối thiểu, các yêu cầu của người mua cũng cần phải được thảo luận và tuân thủ”,Thương vụ lưu ý.

vv
Ngoài việc cung cấp đúng sản phẩm còn phải tuân thủ rất nhiều các qui định của thị trường

Chú trọng các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn sáng kiến bền vững

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đặc biệt lưu ý, xu hướng sản xuất và kinh doanh bền vững và có trách nhiệm hơn ngày càng được quan tâm. Xu hướng này liên quan đến nhiều khía cạnh trong chuỗi cung ứng, bao gồm điều kiện làm việc, sử dụng nước, quản lý chất thải... Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được người mua Bắc Âu chấp nhận nếu tuân thủ các sáng kiến bền vững.

Do đó, khi xuất khẩu gạo vào thị trường Bắc Âu, các doanh nghiệp nên chú trọng đến các sản phẩm nêu bật được các lợi ích sức khỏe cũng như nhấn mạnh yếu tố hữu cơ và không có hóa chất luôn được quan tâm tại thị trường Bắc Âu.

Đồng thời, kiểm tra hoạt động hiện tại của doanh nghiệp bằng cách kiểm tra các yêu cầu chi tiết và hệ thống điểm của Tiêu chuẩn SRP về canh tác lúa bền vững và xem xét việc thực hiện quy tắc ứng xử BSCI. Đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ hệ thống kiểm soát chất lượng để có thể cung cấp với khối lượng và chất lượng nhất quán.

Ngoài ra, cần nghiên cứu Bản đồ tiêu chuẩn để tìm hiểu về các tiêu chuẩn xã hội và bền vững tự nguyện khác nhau. Lưu ý rằng, mọi hệ thống chứng nhận có thể thu hút một kiểu người mua khác nhau nhưng việc đáp ứng quá nhiều tiêu chuẩn có thể tốn kém và khiến sản phẩm kém cạnh tranh hơn về giá. Nghiên cứu các chương trình và sáng kiến xã hội khác nhau trong nghiên cứu của CBI về yêu cầu của người mua đối với ngũ cốc.

Đặc biệt, có thể xem xét chứng nhận hữu cơ nếu điều kiện cho phép. Tuy nhiên, việc thực hiện sản xuất hữu cơ và được chứng nhận có thể tốn kém. Kiểm tra với người mua hàng để xác định chương trình chứng nhận nào phù hợp nhất với thị trường mục tiêu.

Mặt khác, doanh nghiệp cần cập nhật những diễn biến trong thương mại gạo thông qua các trang tin tức như Rice News Today và World-grain.com. Tham gia các hội chợ thương mại ở Châu Âu như SIAL, Anuga hoặc Biofach để tìm khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp Bắc Âu cũng hay tham gia các hội chợ này để tìm kiếm nguồn cung gạo.

Cùng với đó, tìm hỗ trợ tài chính để quảng bá sản phẩm và mở rộng sang thị trường Bắc Âu, chẳng hạn như thông qua các tổ chức phi chính phủ làm việc với các cộng đồng để tạo ra thương hiệu thương mại công bằng hoặc thông qua các nhà đầu tư có tác động xã hội như Okio Credit, Triodos hoặc Truvalu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sửa đổi một số điều về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA

Sửa đổi một số điều về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA

Nhằm thực thi Nghị định thư thứ 3 sửa đổi một số điều khoản về Quy tắc xuất xứ và Thuế quan của Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 22/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014.
TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới

TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới

Trong 03 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu, tuy nhiên, xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 38,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 17,3%) và GVMCP (chiếm 72,7%).
Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Mới đây, 7 doanh nghiệp thép và tôn mạ đã có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng cần tìm ra giải pháp đồng bộ từ để hài hòa, tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép trước thông tin Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC).
Phê duyệt Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Belarus

Phê duyệt Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Belarus

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Belarus về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (Hiệp định).
Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Chiều 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-Aho đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Mới đây, Mỹ đã nâng nhẹ thuế chống bán phá giá đối với cá tra xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.
Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc

Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc

Tại Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất MFN.
Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Ngày 13 tháng 3 năm 2024, Phòng Kinh tế Liên bang Áo (WKÖ) phối hợp với Bộ Kinh tế và Lao động Liên bang Áo (BMAW) đã tổ chức một buổi gặp gỡ Tham tán Thương mại, Kinh tế của Đại sứ quán các nước trong khu vực Châu Á - Châu Đại dương có trụ sở tại Áo.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5