Không tăng giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhất trí với giải pháp của Bộ Tài chính về việc tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023 trong bối cảnh nhiều mặt hàng tăng giá.
Doanh nghiệp với áp lực tăng giá xăng Thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá Doanh nghiệp, người dân "khó chồng khó", khi xăng dầu liên tiếp tăng giá

Điều chỉnh giá các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ những tác động đến CPI

Báo cáo tại cuộc họp về công tác điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì vào chiều 13/6, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ nhất trí với giải pháp của Bộ Tài chính, tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023 trong bối cảnh nhiều mặt hàng tăng giá.

Kiến nghị biện pháp điều hành giá các tháng cuối năm 2022, Bộ Tài chính đề xuất đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá, tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Việc điều chỉnh giá các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ những tác động đến CPI để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm. Trước diễn biến và dự báo giá xăng dầu những tháng cuối năm cho thấy sẽ tác động đến CPI, việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục cần được tính toán kỹ, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ có phương án quản lý giá dịch vụ giáo dục, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Lý giải giá sách giáo khoa bộ mới tăng cao so với các bộ sách cũ, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay ngoài câu chuyện số lượng bản in, còn liên quan đến cơ chế để hình thành giá. Trước đây, chi phí biên soạn, in ấn do Nhà nước cấp, nay thực hiện xã hội hóa, các nhà xuất bản bỏ tiền ra để biên soạn, in ấn, nên giá thành cao hơn. Số đầu sách chính thức so với sách cũ không cao hơn, thậm chí tổng số sách từ tiểu học đến trung học cơ sở ít hơn 2 cuốn.

Trong quá trình chưa sửa đổi Luật Giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành kê khai giá của các doanh nghiệp đối với mặt hàng này rất chặt chẽ. Mỗi lần kê khai giá, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đều thẩm định kỹ lưỡng. Sau mỗi lần kê khai, giá mỗi bộ sách giảm từ 5-15%.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản chỉ đạo đơn vị chuyên môn nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của sách giáo khoa. Việc này đang được thực hiện khẩn trương bởi lộ trình biên soạn sách giáo khoa sắp xong.

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ đã tham mưu và được Chính phủ, đồng ý giữ nguyên không tăng học phí năm học 2021-2022. Nhưng bắt đầu từ tháng 9 của năm học 2022-2023, sẽ có lộ trình tăng học phí theo quy định. Với lộ trình này, giáo dục mầm non công lập tăng khoảng 75%, đại học tăng khoảng 12,5%.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, giá dịch vụ giáo dục điều chỉnh sẽ làm CPI bình quân cả nước năm 2022 tăng khoảng 0,55-1,05% và học phí năm học 2022-2023 dự kiến làm CPI tăng 1,5-2,8%.

Không tăng giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023

Rà soát và triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí

Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng Năm, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá tác động tăng giá dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa để báo cáo Chính phủ trong tháng tới.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, hiện giá sách giáo khoa được quản lý giá theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giá. Giá sách giáo khoa thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.

Trong năm học 2022-2023, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tiếp nhận kê khai giá sách giáo khoa và có văn bản đề nghị các đơn vị rà soát và triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí (đặc biệt là một số chi phí như chi phí quản lý, chi phí quảng bá sách, lợi nhuận...) nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ với người tiêu dùng.

Đến nay, các đơn vị đã kê khai điều chỉnh giảm giá sách giáo khoa, mức giảm phổ biến trong khoảng từ 5-15% tùy từng cuốn sách.

Việc mức giá tổng bộ sách giáo khoa mới cao hơn sách cũ chủ yếu là do có sự khác biệt về khổ sách, số cuốn sách, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao hơn bộ sách cũ nên chi phí nguyên vật liệu của sách mới tăng cao.

Ngoài ra, mặt bằng giá cả các yếu tố đầu vào như chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công… tại thời điểm hiện tại đều tăng cao so với trước đây; đồng thời, một số chi phí như chi phí bản thảo, chi phí nhuận bút lần đầu... không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, đều được tính vào giá thành sách giáo khoa.

Một số chi phí phát sinh mới chi phí quảng bá, giới thiệu sách, lợi nhuận... được kết cấu trong giá sách giáo khoa theo quy định của pháp luật về giá và thuế thu nhập doanh nghiệp (sách cũ không có chi phí này).

Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Luật Giá (sửa đổi), đã đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa Nhà nước định giá và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giá sách giáo khoa gắn với các yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn để có giá cả hợp lý và đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong giáo dục đào tạo.

Tác động của giá xăng dầu và một số mặt hàng khác cộng hưởng vào sẽ rất khó cho công tác điều hành. Cho rằng không phải tăng giá dịch vụ giáo dục là giải pháp cuối cùng, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, trên cơ sở nguồn lực ngân sách Nhà nước, có thể đề xuất tiếp tục có mức hỗ trợ phù hợp, trong một thời điểm nhất định.

Với sách giáo khoa, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật về giá để quản lý giá phù hợp tình hình thực tế, để mọi học sinh được tiếp cận sách giáo khoa với giá hợp lý. Sách giáo khoa là hàng hóa thiết yếu, mỗi học sinh đều phải mua, do đó việc xã hội hóa biên soạn, in ấn sách cần thiết kế phù hợp, đáp ứng yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội: Thu giữ gần 2.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu

Hà Nội: Thu giữ gần 2.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu

Chiều 24/5, Đội Quản lý thị trường số 24 - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất Cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em và thu giữ gần 2.000 sản phẩm là đồ chơi trẻ em các loại không có hóa đơn chứng từ.
QLTT Hà Nội: Xử lý nghiêm công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý thuốc lá nhập lậu

QLTT Hà Nội: Xử lý nghiêm công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý thuốc lá nhập lậu

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, Đội trưởng, công chức quản lý thị trường chịu trách nhiệm trước Cục trưởng nếu buông lỏng quản lý địa bàn để xảy ra tình trạng kinh doanh, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá điện tử.
QLTT TP. Hồ Chí Minh xử phạt trên 340 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm

QLTT TP. Hồ Chí Minh xử phạt trên 340 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm

Trong Tháng hành động Vì an toàn thực phẩm năm 2023, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 4.542 vụ chuyên ngành và phối hợp liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, xử phạt trên 340 triệu đồng, tạm giữ gần 5.600 sản phẩm và trên 1,4 tấn thực phẩm các loại.
Phú Yên: Xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng hộ kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu

Phú Yên: Xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng hộ kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu

Vào lúc 14 giờ 00 phút, ngày 19/5/2023, Đội QLTT số 3, Cục QLTT Phú Yên tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh của bà Lê Thị Thu, địa chỉ tại thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Kết quả kiểm tra đã phát hiện tại hộ kinh doanh của bà Lê Thị Thu đang buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có nhãn hiệu JET, do nước ngoài sản xuất với số lượng 100 bao.
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư hơn 5.640 tỷ đồng

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư hơn 5.640 tỷ đồng

Số liệu của Bộ Tài chính vừa công bố cho biết, tính đến hết năm 2022, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn dư 4.617,33 tỷ đồng. Số trích quỹ trong quý I là 1.681,75 tỷ đồng và sử dụng Quỹ gần 659 tỷ đồng trong quý.
Người Việt tiêu thụ hơn 2 triệu máy điều hòa mỗi năm

Người Việt tiêu thụ hơn 2 triệu máy điều hòa mỗi năm

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho biết lượng điện sử dụng của riêng thiết bị điều hòa không khí chiếm rất lớn trong tổng tiêu thụ điện quốc gia. Lượng điện sử dụng của riêng thiết bị điều hòa không khí chiếm rất lớn trong tổng tiêu thụ điện quốc gia. Trong đó, máy điều hòa công nghệ Inverter chiếm khoảng trên dưới 50% trong tổng tiêu thụ điều hòa không khí dân dụng.
Phát hiện, thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Giang

Phát hiện, thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Giang

Lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Bắc Giang cho biết đơn vị vừa phát hiện và thu giữ gần 300 điếu thuốc lá điện tử nhập lậu tại một cơ sở kinh doanh ở huyện Việt Yên.
5 tháng đầu năm, QLTT Kiên Giang đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu của 6 tháng

5 tháng đầu năm, QLTT Kiên Giang đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu của 6 tháng

Tính đến tháng 5/2023, Cục QLTT Kiên Giang hoàn thành vượt các chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2023 với 490 vụ kiểm tra kiểm soát, đạt 123% kế hoạch 6 tháng; phát hiện 125 vụ vi phạm; xử lý 152 vụ vi phạm hành chính.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Lấy nhu cầu thị trường làm định hướng cho sản xuất, xuất khẩu gạo

Lấy nhu cầu thị trường làm định hướng cho sản xuất, xuất khẩu gạo

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ giới trẻ

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ giới trẻ

TP. HCM: Tạm giữ gần 3.500 sản phẩm đồ chơi, đồ dùng trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ

TP. HCM: Tạm giữ gần 3.500 sản phẩm đồ chơi, đồ dùng trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Tổng cục Quản lý thị trường: Góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa đọc sách tại Hà Tĩnh

Tổng cục Quản lý thị trường: Góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa đọc sách tại Hà Tĩnh

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Tăng cường giám sát, tạo chuyển biến trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Tăng cường giám sát, tạo chuyển biến trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả

Bản tin quản lý thị trường ngày 26/5/2023

Bản tin quản lý thị trường ngày 26/5/2023

Siết buôn lậu qua đường hàng không

Siết buôn lậu qua đường hàng không

Đoàn Kiểm tra, khảo sát Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương làm việc tại Tổng cục QLTT

Đoàn Kiểm tra, khảo sát Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương làm việc tại Tổng cục QLTT

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Nhà nước;  Lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng bộ Công thương,  các Đảng bộ trực thuộc đối với quá trình phát triển

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Nhà nước; Lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng bộ Công thương, các Đảng bộ trực thuộc đối với quá trình phát triển

Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La

Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Bản tin quản lý thị trường ngày 25/5

Bản tin quản lý thị trường ngày 25/5

QLTT Hà Nội xử lý 175 vụ vi phạm trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm 2023

QLTT Hà Nội xử lý 175 vụ vi phạm trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm 2023