Nhiều tỉnh, thành phố lên phương án nguồn hàng phục vụ Tết

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đã và đang lên kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Riêng tại Hà Nội, Thành phố đã lên kế hoạch, chuẩn bị 39.000 tỷ đồng hàng hóa phục vụ cho 10,33 triệu dân.
Báo động đỏ về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Ngành Công thương tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy tiêu dùng Cung ứng hàng hóa ổn định trong bối cảnh "bình thường mới" Hai ngành Công Thương - Nông nghiệp họp khẩn bàn giải pháp đảm bảo nguồn hàng cho phía Nam

Hà Nội chuẩn bị 39.000 tỷ đồng hàng hoá phục vụ dịp Tết Nhâm Dần 2022

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết 2022 trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tương đương với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 4434/KH- SCT về phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn thành phố. Tổng giá trị hàng Tết sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của khoảng 10,33 triệu người hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại đây.

Nhiều tỉnh, thành phố lên phương án nguồn hàng phục vụ Tết
Nhiều tỉnh, thành phố đã và đang lên kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Thành phố Hà Nội xác định nhóm hàng cần đảm bảo cung cầu trong dịp Tết gắn với công tác phòng, chống dịch gồm: Mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản, trứng gà, vịt, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi; các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết gồm: nông lâm sản khô (măng, miến, mộc nhĩ…), bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy... Mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch: khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay sát khuẩn.

Sở Công Thương Hà Nội cũng cho biết, hiện kênh bán hàng truyền thống trên địa bàn Thủ đô có 28 hệ thống trung tâm thương mại; 123 hệ thống siêu thị; 449 chợ; 1.800 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 141 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối với 1.130 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 45 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các kênh bán hàng đa phương tiện, bán hàng qua website, hotline, app… với khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức trực tuyến.

Trong trường hợp cần thiết khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận, huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động; các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến; chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng) sang bán hàng hóa thiết yếu…

Nhận định diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn còn phức tạp trong dịp Tết 2022, hoạt động mua sắm hàng hoá tại các điểm kinh doanh sẽ thu hút đông người dân mua sắm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch, Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu bên cạnh bảo đảm nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết, cần chuẩn bị phương án bảo đảm hàng hóa sẵn sàng ứng phó với dịch trên địa bàn theo các cấp độ diễn biến của dịch.

Đồng Nai triển khai Chương trình bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất

Tại Đồng Nai, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ dịp Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Chương trình bình ổn giá sẽ triển khai đối với 19 mặt hàng gồm: gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh, sách giáo khoa, vở học sinh.

Thời gian thực hiện chương trình bán hàng bình ổn giá bắt đầu từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022. Riêng đối với mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh sẽ áp dụng thời gian thực hiện riêng.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, Chương trình nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trong mùa mưa bão, dịch bệnh, những ngày lễ, những tháng cuối năm 2021, dịp Tết Nguyên đán năm 2022; đáp ứng nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh.

Chương trình hướng tới thúc đẩy phát triển mạng lưới và đa dạng hóa loại hình điểm bán hàng nhằm đảm bảo hàng hóa bình ổn thị trường được phân phối đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh...

Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình bình ổn giá tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng; mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường, gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ đó, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Nhiều tỉnh, thành phố lên phương án nguồn hàng phục vụ Tết
Hiện nay, Bộ Công Thương cũng đang chỉ đạo các đơn vị triển khai các chương trình bình ổn, kích cầu

TP. Hồ Chí Minh: Bình ổn thị trường, thích ứng với trạng thái “bình thường mới”

Tại TP. Hồ Chí Minh, các chợ truyền thống cũng đang dần khôi phục trở lại trong điều kiện hậu giãn cách xã hội và "bình thường mới".

Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, sự phục hồi dần của kênh phân phối truyền thống, từ đầu tháng 10 đến nay đã góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá các mặt hàng rau củ, trái cây... về mức hợp lý hơn so với giai đoạn TP cùng các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Hiện nay, lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm tập kết về điểm trung chuyển ở 3 chợ đầu mối cũng đang tăng dần, đáp ứng yêu cầu của người dân đặc biệt vào giai đoạn Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Nhiều địa phương khác trong cả nước cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2021, Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các tình huống dịch bệnh Covid-19.

Về phía Bộ Công Thương, ngay từ đầu tháng 9, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị đồng thời triển khai trong toàn ngành nhiệm vụ cấp bách cho những tháng cuối năm 2021.

Nhiệm vụ trước mắt là tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất lớn trong các khu, cụm công nghiệp nhằm khôi phục nhanh nhất các hoạt động sản xuất, duy trì chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Đặc biệt là tận dụng thời điểm nhu cầu hàng hóa tăng cao trong dịp cuối năm để tăng tốc sản xuất, kinh doanh bù đắp cho những tháng vừa qua.

Thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Công Thương đang gấp rút thực hiện là từng bước mở lại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, các cơ sở, hộ kinh doanh trên cơ sở đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch nhằm tạo môi trường cho kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất.

Song song với đó là triển khai các chương trình bình ổn, kích cầu như: triển khai thực hiện Chỉ thị tổ chức đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2022, Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường năm 2021 dịp Tết Dương lịch Tết Nguyên đán 2022, chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”.

Thực hiện các nhiệm vụ trên, Tổ Công tác đặc biệt tại 3 miền Bắc - Trung - Nam của Bộ Công Thương đang bám sát diễn biến thị trường cũng như nhu cầu hàng hóa thiết yếu của các tỉnh thành trực thuộc Trung ương. Tổ cũng tham gia, phối hợp kết nối cung cầu hàng hóa thiết yếu giữa các địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng trong bất cứ tình huống nào.

Cùng với đó, Tổ Công tác cũng phối hợp với các địa phương triển khai kế hoạch chuẩn bị hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạm giữ hơn 100 vợt Pickleball không rõ nguồn gốc và nhập lậu

Tạm giữ hơn 100 vợt Pickleball không rõ nguồn gốc và nhập lậu

Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện và tạm giữ 103 cây vợt Pickleball và 100 quả bóng Pickleball không rõ nguồn gốc, xuất xứ và nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 100 triệu đồng.
Giám sát hàng hóa, dịch vụ tại sự kiện Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Giám sát hàng hóa, dịch vụ tại sự kiện Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Các Đội QLTT phối hợp với các ngành chức năng thực hiện việc giám sát và cho ký cam kết đối với 30 điểm kinh doanh trong Hội chợ Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024.
Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong hoạt động TMĐT cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong hoạt động TMĐT cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trong hai tuần đầu tháng 11/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Vĩnh Phúc) đã tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho 200 cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường.
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tổng kết Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tổng kết Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, chuẩn bị xây dựng cho Kế hoạch kiểm tra định kỳ trong năm 2025.
Kiên Giang: Xử lý 04 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Kiên Giang: Xử lý 04 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Đội QLTT số 7 kiểm tra, xử phạt 04 hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa (phụ tùng xe máy) giả mạo nhãn hiệu (Honda, Yamaha) với tổng số tiền 24 triệu đồng.
Giám sát Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024

Giám sát Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024

Nhằm để đảm bảo cho người dân tham quan, mua sắm hàng hóa tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính tại Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới – Đồng Tháp năm 2024 được diễn ra từ ngày 13 tháng 11 năm 2024 đến ngày 17 tháng 11 năm 2024 trên địa bàn thành phố Hồng Ngự theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Tiền Giang: Xử lý 01 trường hợp đăng quảng cáo, bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tiền Giang: Xử lý 01 trường hợp đăng quảng cáo, bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội QLTT số 4 xử phạt hộ kinh doanh vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử số tiền 8 triệu đồng.
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình: Hoàn thành 100% Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình: Hoàn thành 100% Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình vừa hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, phát hiện và xử lý 88 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt 267 triệu đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận