Tận dụng thời cơ, đẩy mạnh xuất khẩu nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, việc tận dụng thời cơ về giá để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo, khai thác thị trường truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng cần khẩn trương, nhưng gắn với đó phải giữ được thương hiệu gạo đã xây dựng thời gian qua, đồng thời đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia.
Ngành Công Thương triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2023: Việt Nam xuất siêu gấp hơn 11 lần so với cùng kỳ Thời cơ cho xuất khẩu gạo Việt Nam Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang UAE

Gạo - điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu

Tại Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo sáng 4/8/2023, dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, ông Trần Duy Đông - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 4,24 triệu tấn gạo với trị giá 2,26 tỷ USD, tăng 21,3% về lượng và tăng 32,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 533 USD/tấn, tăng 9% so với mức bình quân cùng kỳ năm 2022.

Theo ước tính của liên Bộ, đến hết tháng 7/2023, Việt Nam sẽ xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2022.

Trong 7 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tại thị trường truyền thống, thị trường có FTA thế hệ mới.

Cụ thể, châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong 6 tháng năm 2023, đạt gần 3,3 triệu tấn, chiếm 77,7% tổng lượng xuất khẩu, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp đến là thị trường châu Âu, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 2%) trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam nhưng vẫn đạt 84,5 nghìn tấn, tăng trưởng tốt hơn 28% so với cùng kỳ năm 2022. Cùng với đó, khu vực thị trường châu Phi cũng ghi nhận sự tăng trưởng, xuất khẩu gạo đạt hơn 631 nghìn tấn, chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tận dụng thời cơ, đẩy mạnh xuất khẩu nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Duy Đông cho biết, trong 7 tháng năm 2023, gạo là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của nước nhà

Thông tin cụ thể về từng thị trường, Cục trưởng Trần Duy Đông cho biết, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam - chiếm gần 40,1% tổng lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2023 (tương đương xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn) tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng thứ 2 là Trung Quốc chiếm trên 16% trong tổng lượng xuất khẩu (tương đương 677,4 nghìn tấn) tăng 60,7% so với cùng kỳ năm 2022. Indonesia đứng thứ 3, chiếm 11,6% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước (tương đương 492,8 nghìn tấn) tăng 15 lần về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022).

Cũng theo Cục trưởng Trần Duy Đông, trong Quý I/2023, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến đổi phức tạp, nhu cầu dự trữ lương thực của các nước tăng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức cao, dao động khoảng 450 USD/tấn, có thời điểm vượt qua giá gạo Thái Lan cùng chủng loại.

Bước sang Quý II, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiếp tục tăng trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan tiếp tục hạn chế; giá gạo Thái Lan tăng do đồng Baht tăng giá trở lại, giá gạo tiếp tục theo đà tăng của giá gạo thế giới. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức 535 USD/tấn vào tháng 5 năm 2023.

Thị trường tiếp tục tăng khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati (phi basmati) là yếu tố dẫn đến giá gạo xuất khẩu các nước tăng mạnh, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng 25 USD/tấn so với thời điểm lệnh cấm được ban hành. Tính đến ngày 1/8/2023, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt trung bình 590 USD/tấn, mức giá cao nhất trong 11 năm qua, tăng khoảng 80 USD so với tháng trước, thấp hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan khoảng 35 USD/tấn. Đối với các dòng gạo thơm, giá xuất khẩu trung bình gạo Jasmine Việt Nam ghi nhận ở mức 690 USD/tấn, tăng khoảng 80 USD so với tháng trước.

Ngay sau thông báo cấm xuất khẩu gạo phi basmati của Ấn Độ, giá gạo Thái Lan có xu hướng tăng khoảng 5 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ ổn định trong tuần đầu tiên kể từ thời điểm Ấn Độ ra thông báo Lệnh cấm.

Do có độ trễ nên so với gạo Thái Lan, mức tăng giá của gạo Việt Nam diễn ra chậm, so với ngày 20/7/2023, hiện giá gạo Thái Lan tăng gần 60 USD/tấn trong khi giá gạo Việt Nam mới tăng có 25 USD/tấn. Sang đến ngày 1/8/2023, thị trường biến động gia tăng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã lên mức 590 USD/tấn đối với chủng loại 5% và tiến gần hơn với giá gạo của Thái Lan (625 USD/tấn); đối với đơn hàng giao tháng 8/2023 giá gạo vượt mức 610 USD/tấn với gạo 5%.

Tận dụng thời cơ, đẩy mạnh xuất khẩu nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực
Toàn cảnh Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Tại thị trường trong nước, ngày 20/6/2023, Bộ Tài chính đã có công văn số 6378/BTC-QLG về việc công bố giá mua thóc định hướng vụ Hè Thu năm 2023. Theo đó, giá thành sản xuất bình quân thóc kế hoạch vụ Hè Thu 2023 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khoảng 4.708 đồng/kg, tăng 692 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 27/7/2023, giá thóc nội địa tăng khoảng từ 368 - 441 đồng/kg so với tháng trước; giá gạo các loại tăng từ 850 - 940 đồng/kg. So với cùng kỳ năm 2022, giá thóc tăng khoảng từ 1.300 - gần 1.900 đồng/kg; giá gạo các loại tăng từ 2.400 - gần 3.400 đồng/kg.

Đảm bảo an ninh lương thực ở mức cao nhất

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2023 diện tích gieo trồng lúa của nước ta đạt khoảng 1,7 triệu ha, cho sản lượng 43 triệu tấn.

Đến thời điểm này, thông qua kiểm tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, việc sinh trưởng phát triển của cây lúa khá thuận lợi, nếu không có phát sinh vấn đề đột xuất như dịch bệnh, thiên tai, bão lũ,... trên diện rộng, có thể nói năm 2023 chúng ta sẽ có một vụ mùa khá thắng lợi.

Tận dụng thời cơ, đẩy mạnh xuất khẩu nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, với những tính toán của Bộ, năm 2023, Việt Nam có thể xuất khẩu lên đến 7,5 triệu tấn gạo và hoàn toàn yên tâm là có thể đảm bảo an ninh lương thực ở mức cao nhất

Chia sẻ về việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dựa trên tính toán của Tổng cục Thống kê, với dân số 100 triệu người, mỗi tháng, bình quân 1 người Việt Nam tiêu thụ 7,5kg gạo. Mỗi năm là 90kg gạo. Số lượng giống cũng được dự đoán khá chính xác là khoảng 1 triệu tấn và 15,7 triệu tấn thóc làm thức ăn chăn nuôi.

Hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng mỗi năm dư khoảng 3 triệu tấn thóc; vùng trung du miền núi phía Bắc dư 1,2 triệu tấn; khu vực Bắc Trung Bộ dư 2,2 triệu tấn; khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ 1,75 triệu tấn; khu vực Tây Nguyên 0,3 triệu tấn; riêng khu vực Đông Nam Bộ thì các vùng khác phải cung cấp thêm 0,56 triệu tấn.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tính toán phương án cung cầu gạo ở mức cao để chủ động trong cảnh báo sớm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, con số dự báo có 15 triệu tấn thóc để phục vụ xuất khẩu còn có thể chênh lệch tăng thêm lên 17 triệu tấn, tương đương trên 7,5 triệu tấn gạo để xuất khẩu.

Chúng ta hoàn toàn yên tâm là có thể đảm bảo an ninh lương thực ở mức cao nhất, bởi đã có dự trù tính toán để chủ động triển khai giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo an ninh lương thực và cân đối xuất khẩu, kể cả trong tình huống dịch bệnh, thiên tai có xảy ra", đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định.

Đẩy mạnh xuất khẩu nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, hiện nay đang là thời cơ để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo trong điều kiện có thể, nhằm mang lại giá trị, hiệu quả cao nhất cho người sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là thời cơ để mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhất là ở các thị trường mới.

"Tuy nhiên, trong bối cảnh chung, trước những động thái của các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan,... chúng ta cũng cần rất thận trọng, tránh lợi thế người đi đầu quay đầu thành người đi sau", Bộ trưởng lưu ý và nhấn mạnh việc bảo đảm chất lượng hạt gạo và thương hiệu sản phẩm là vô cùng quan trọng để giữ vững đơn hàng, giữ vững thị trường bền vững.

Thứ hai, theo Người đứng đầu ngành Công Thương, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo để tận dụng thời cơ, vẫn phải bảo đảm được an ninh lương thực cho đất nước trong mọi tình huống.

Thứ ba, cần tiếp tục xác lập, củng cố cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa người sản xuất, vùng trồng với các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo; và giữa các thương nhân với nhau; để bảo đảm nguồn hàng ổn định, chất lượng và tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, tranh thị trường và ép cấp, ép giá.

"Thị trường sẽ tự điều tiết, tuân thủ theo quy luật cung cầu, giá cả. Trong bối cảnh đó, phải làm sao để lợi ích hài hòa giữa người sản xuất với người kinh doanh. Rõ ràng giữa các doanh nghiệp với nhau cũng phải có cơ chế hợp tác, liên kết hiệu quả, và ở đây vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam là rất quan trọng", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Tận dụng thời cơ, đẩy mạnh xuất khẩu nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo để tận dụng thời cơ, vẫn phải bảo đảm được an ninh lương thực cho đất nước trong mọi tình huống

Trong những tháng cuối năm, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người dân với giá có lợi nhất, đồng thời góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, cùng với hệ thống dự trữ quốc gia, 2 Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Miền Nam phải bảo đảm duy trì mức dự trữ và thu mua lương thực theo quy định của Nhà nước để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Bộ Công Thương giao cho Vụ Thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu và các đơn vị chức năng theo dõi, có cơ chế giám sát đặc biệt việc thực hiện nhiệm vụ chính trị này để bảo đảm dự trữ thương mại, duy trì nguồn cung và bình ổn giá cho thị trường trong nước, kiểm soát giá gạo xuất khẩu.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan chức năng theo quy định, các doanh nghiệp cũng cần tôn trọng những hợp đồng đã ký để giữ uy tín với các đối tác; hài hòa lợi ích giữa người sản xuất với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu; đồng thời, tập trung khai thác nguồn hàng, xây dựng, quảng bá thương hiệu và đàm phán, ký kết các hợp đồng mới với các đối tác truyền thống theo cơ chế giá phù hợp với tình hình thị trường; chú trọng phát triển các thị trường mới, có nhu cầu và còn nhiều tiềm năng, nhất là những thị trường trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Canada rà soát giá trị thông thường đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada rà soát giá trị thông thường đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Liên quan tới vụ việc Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) tiến hành rà soát giá trị thông thường trong khuôn khổ vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc, trên cơ sở trao đổi với CBSA, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) xin cập nhật một số thông tin như sau:
Xuất khẩu gạo mang về cho Việt Nam 1,43 tỷ USD

Xuất khẩu gạo mang về cho Việt Nam 1,43 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 99,7% về lượng và tăng 90% kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt trên 1,12 triệu tấn, tương đương 709,6 triệu USD.
Bra-xin khởi xướng điều tra chống bán phá giá với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Bra-xin khởi xướng điều tra chống bán phá giá với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông báo về việc Ủy ban Ngoại thương (SECEX) thuộc Bộ Phát triển, Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Bra-xin khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Polyester Staple Fiber) nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.
Mỹ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Mỹ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ hai đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tháp gió (utility scale wind towers) nhập khẩu từ Việt Nam.
Phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định Tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự Việt Nam-Lào

Phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định Tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự Việt Nam-Lào

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 285/QĐ-TTg ngày 6/4/2024 phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 và năm 2024.
Cảnh báo sớm nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp PVTM đối với mặt hàng đinh ốc nhập khẩu từ Việt Nam

Cảnh báo sớm nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp PVTM đối với mặt hàng đinh ốc nhập khẩu từ Việt Nam

Ngày 28 tháng 3 năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông tin về việc Cơ quan hải quan Canada (CBSA) sẽ gia hạn vụ việc điều tra lại (re-investigation) nhằm cập nhật các giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với một số mặt hàng đinh ốc carbon có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Hoa Kỳ ban hành Kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh

Hoa Kỳ ban hành Kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp chuẩn bị và hợp tác tốt với DOC trong đợt thẩm tra sắp tới cũng như nêu quan điểm, bình luận với Kết luận sơ bộ của DOC đối với tôm nước ấm đông lạnh.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

"Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"

"Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"

Chiến thắng Điện Biên Phủ: "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

Chiến thắng Điện Biên Phủ: "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

Lừa đảo mạo danh đang ngày càng tăng mạnh

Lừa đảo mạo danh đang ngày càng tăng mạnh

Ngày Tự do Báo chí Thế giới theo Liên Hợp Quốc 3/5

Ngày Tự do Báo chí Thế giới theo Liên Hợp Quốc 3/5

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ra đời như thế nào

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ra đời như thế nào

Những ngày Lễ lớn, sự kiện quan trọng diễn ra trong tháng 5

Những ngày Lễ lớn, sự kiện quan trọng diễn ra trong tháng 5

Lan tỏa văn hóa đọc trong lực lượng QLTT

Lan tỏa văn hóa đọc trong lực lượng QLTT

Bỏ túi những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bỏ túi những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào