Tập trung các giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, thúc đẩy công nghiệp nền tảng phát triển

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình phối hợp giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong hoạt động KH&CN là tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp có tính đột phá, đủ mạnh, có tính khả thi để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nền tảng.
Tập trung chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương Sẵn sàng nguồn nhân lực để thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 Hoạt động xuất nhập khẩu khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn

Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển ngành Công Thương trong giai đoạn mới, phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng KH&CN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ngành Công Thương ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh doanh nghiệp, chiều ngày 15/3/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&CNVN) và Bộ Công Thương đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030.

Tham dự Lễ ký, về phía Bộ Công Thương có Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng Trần Quốc Khánh; Thứ trưởng - Người phát ngôn của Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Thứ trưởng Đặng Hoàng An và Trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

Về phía Viện Hàn lâm KH&CNVN có Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CNVN Châu Văn Minh, các Phó chủ tịch và Trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Viện Hàn lâm KH&CNVN.

Tập trung các giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, thúc đẩy công nghiệp nền tảng phát triển

Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm KH&CNVN đều là những cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng nhiệm vụ được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật, khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ ấy đã có nhiều mối liên hệ, tương hỗ với nhau rất lớn (đầu vào bên này là đầu ra của bên kia và ngược lại).

Với vai trò, sứ mệnh quan trọng trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Công Thương đang đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu công nghiệp và thương mại, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày ngày 28/2/2023; trong đó, đã xác định vai trò nền tảng và động lực của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn Ngành.

Điều này đã đặt ra yêu cầu và thách thức rất lớn cho hoạt động khoa học và công nghệ trong giai đoạn tới, đòi hỏi những thay đổi mạnh mẽ về tư duy, hành động và phương thức triển khai mới có tính đột phá.

Tập trung các giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, thúc đẩy công nghiệp nền tảng phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao những thành tựu mà hoạt động KH&CN ngành Công Thương đạt được trong thời gian qua

Đánh giá hoạt động KH&CN ngành Công Thương trong thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, hoạt động này đã đạt được những thành tựu quan trọng: Từ việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ quá trình xây dựng, hoàn thiện định hướng, chính sách phát triển Ngành, tới thúc đẩy, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam. Đóng góp vào thành công trên có sự tham gia rộng rãi của hệ thống các tổ chức, nhà khoa học trong và ngoài Ngành, đặc biệt là có sự góp sức của Viện Hàn lâm KH&CNVN.

Từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XV cho đến nay, Lãnh đạo chủ chốt của Bộ và Viện đã nhận thấy sự cần thiết phải có chương trình phối hợp (đào tạo, hợp tác) giữa hai Ngành để nhân lên sự thành công trong thực thi chức năng nhiệm vụ của mỗi Ngành góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của cả nước.

Đặc biệt, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản đạt được tiêu chí là nước Công nghiệp để đến năm 2030 là nước đang phát triển công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao.

“Sứ mệnh này là của toàn Đảng, toàn dân nhưng Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm KH&CNVN sẽ phải đóng vai trò quan trọng và phải chủ công trong nhiều lĩnh vực. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo hai ngành, hơn một năm qua, các đơn vị chức năng của hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu, đề xuất nội dung chương trình hợp tác, tổ chức lấy ý kiến nhiều lần của các đơn vị liên quan và lãnh đạo hai bên, cập nhật những nội dung mới, thiết thực, khả thi trong chương trình phối hợp”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Tập trung các giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, thúc đẩy công nghiệp nền tảng phát triển
Chủ tịch Châu Văn Minh cho rằng, Viện Hàn lâm KH&CNVN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Công Thương để đạt được mục tiêu đặt ra trong Chương trình phối hợp công tác giữa hai cơ quan

Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch Châu Văn Minh cho biết, trong thời gian qua, hoạt động phối hợp giữa Viện Hàn lâm KH&CNVN và Bộ Công Thương về KH&CN đã được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, nội dung tập trung vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, đã tạo ra những kết quả tích cực, đóng góp thiết thực cho doanh nghiệp ngành Công Thương.

Viện Hàn lâm KH&CNVN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Công Thương để đạt được mục tiêu đặt ra trong Chương trình phối hợp công tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030.

Báo cáo về Kết quả hợp tác trong lĩnh vực KH&CN giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm KH&CNVN trong giai đoạn vừa qua, ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương cho biết: Trong giai đoạn 2015-2020, Viện Hàn lâm KH&CNVN đã đăng ký chủ trì thực hiện nhiều nhiệm vụ KH&CN tham gia các Chương trình, Đề án KH&CN do Bộ Công Thương quản lý, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghiệp môi trường...

Thông qua các nhiệm vụ KH&CN này, nhiều công nghệ đã được nghiên cứu phát triển, hoàn thiện và ứng dụng vào thực tiễn, giúp cải thiện quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: Công nghệ sản xuất omega 6, 7, 9 từ vi khuẩn tía quang hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm; công nghệ sản xuất sinh khối nấm Thượng hoàng và ứng dụng để sản xuất thực phẩm chức năng; công nghệ tạo dòng tế bào tái tổ hợp để sản xuất peptid từ da ếch có tính kháng khuẩn thay thế kháng sinh và hỗ trợ điều trị ung thư; công nghệ tạo chế phẩm sinh học tái tổ hợp sinh tổng hợp bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản; công nghệ tạo chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo, bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất bột giấy thân thiện môi trường; các công nghệ chế biến sâu khoáng chất và một số khoáng sản kim loại từ nguyên liệu trong nước…

Tập trung các giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, thúc đẩy công nghiệp nền tảng phát triển
Ký kết hợp tác triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm KH&CNVN trong hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo giai đoạn 2023-2026 định hướng 2030

Nhấn mạnh về Chương trình phối hợp giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm KH&CNVN trong hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo giai đoạn 2023-2026 định hướng 2030 rất cụ thể, rõ ràng về mục đích, yêu cầu, nội dung phối hợp, trách nhiệm của mỗi bên, song để thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đồng chí lãnh đạo các đơn vị trực thuộc của cả 2 bên cần triển khai thực hiện một số nhiệm vụ:

Một là, tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các quan điểm đường lối, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa; về KH&CN đổi mới sáng tạo và Chương trình phối hợp giữa Bộ - Viện từ nay đến 2026 định hướng đến 2030, đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình, nội dung, giải pháp phối hợp thật cụ thể, phù hợp và khả thi trong từng năm, từng giai đoạn. Phối hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng tập thể cá nhân chịu trách nhiệm để có cơ sở kiểm điểm đánh giá rút kinh nghiệm.

Hai là, giai đoạn từ nay đến trước năm 2025 bên cạnh việc tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp KH&CN hiện có cần tích cực nghiên cứu đề xuất những chính sách, giải pháp KH&CN có tính đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra; đồng thời, đề xuất được các nội hàm chính sách lớn cần thể hiện trong Luật phát triển công nghiệp và các cơ chế, chính sách, giải pháp KH&CN đột phá, đủ mạnh, khả thi để phát triển các ngành công nghiệp nền tảng.

Từ năm 2025, tập trung nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển công nghiệp, thương mại, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng Việt Nam thành nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao.

Ba là, đề nghị lãnh đạo Bộ, Viện cử mỗi bên một đồng chí lãnh đạo để trực tiếp theo dõi, chỉ đạo chương trình phối hợp này. Đồng thời định kỳ hàng năm (và khi cần thiết) tiến hành kiểm điểm, rút kinh nghiệm để sự hợp tác của hai bên thực chất, hiệu quả lớn.

Chương trình phối hợp công tác giữa hai bên giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030 tập trung vào các nội dung chính, gồm:

- Phối hợp nghiên cứu đề xuất, đặt hàng và triển khai các nhiệm vụ, cụm nhiệm vụ trong khuôn khổ các chương trình, đề án KH&CN của Bộ Công Thương theo hướng ưu tiên phát triển, ứng dụng các công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa trình độ cao, công nghệ số để phục vụ phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, phát triển sản xuất thông minh và chuyển đổi số, giải quyết những thách thức mới trong quá trình phát triển ngành; -

- Phối hợp trong nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách phát triển ngành Công Thương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, góp phần thực thi các các Hiệp định thương mại đa phương, song phương;

- Phối hợp tổ chức các hoạt động kết nối giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và các tổ chức KH&CN thuộc Bộ Công Thương với doanh nghiệp trong Ngành nhằm tư vấn, chuyển giao, đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ mới, thúc đẩy, khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp;

- Phối hợp trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao cho ngành Công Thương nhằm kịp thời thích ứng với yêu cầu đặt ra của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Đẩy mạnh trao đổi, cung cấp, cập nhật, chia sẻ thông tin, tư liệu, dữ liệu thống kê giữa hai Bên về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Chiều ngày 13/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Việt Nam nhằm trao đổi, thảo luận về một số dự án điện.
Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 412/TB-VPCP ngày 12/9/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển 7 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển 7 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển đạt triệu 846,34 USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển 606,09 triệu USD, tăng 6,3% và nhập khẩu từ Thụy Điển 240,24 triệu USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài

Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài

Lần đầu tiên Tập đoàn siêu thị IMTIAZ nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP có quyền nộp hồ sơ theo yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dài làm từ polyester.
Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam – Bốn mùa thơm ngon”, Lễ hội sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng với thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả đã được phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận