Thêm cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam

Các giải pháp logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao tính chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và mở ra cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu - châu Mỹ.
Một số quy định cần biết khi xuất khẩu thuỷ sản sang Canada Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc phòng vệ thương mại Lần đầu tiên xuất khẩu 11 tấn bưởi Diễn sang Vương quốc Anh Thực phẩm xanh - giải pháp để nông sản Việt tiến sâu vào thị trường châu Âu

Xác định tầm quan trọng của logistics

Sáng 20/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Vụ Thị Trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) đã tổ chức “Diễn đàn Logistics khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tại Diễn đàn, các đại biểu cùng khẳng định, các giải pháp logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao tính chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và mở ra cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Thêm cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
Toàn cảnh Diễn đàn Logistics khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022

Từ nhiều năm nay, khu vực châu Âu - châu Mỹ đã được biết đến là khu vực thị trường quan trọng, là nơi có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ (lớn nhất), Liên minh châu Âu (lớn thứ 3) cùng nhiều đối tác quan trọng và tiềm năng khác. Dù phải chịu tác động của đại dịch Covid-19, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các đối tác khu vực châu Âu - châu Mỹ vẫn đạt được những kết quả tích cực.

Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và khu vực châu Âu - châu Mỹ đạt mức tăng trưởng ấn tượng gần 21%, đạt gần 212 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang khu vực này đạt gần 165 tỷ USD, tăng 22,6%; nhập khẩu đạt gần 47 tỷ USD, tăng 15,2%. Bước sang năm 2022, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ảnh hưởng tiêu cực tới dòng chảy thương mại thế giới.

Do vậy, để tận dụng, phát huy được hết tiềm năng ở thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu - châu Mỹ, nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Công Thương luôn coi logistics là một trong những giải pháp trọng tâm, hàng đầu.

Thêm cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Diễn đàn Logistics khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, Chính phủ đã xác định logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, là nơi tập trung luồng hàng hoá toàn cầu, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển dịch vụ logistics.

Cùng với sự quan tâm của Chính phủ, cộng với sự nổ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Đến nay, cả nước đã có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Logistics cũng là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất với mức tăng trưởng trung bình 14-16% mỗi năm, đóng góp vào GDP từ 4 đến 5%. Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022, Việt Nam hiện đang đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng Top 50 quốc gia đứng đầu thị trường logistics mới nổi, đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á. Đó là những tín hiệu rất đáng mừng cho triển vọng phát triển của ngành logistics của Việt Nam.

Nhấn mạnh về vai trò của logistics trong công tác hội nhập, phát triển thị trường, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, sự phát triển của ngành logistics nước nhà gắn liền với những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với những cam kết sâu rộng và toàn diện, mang tới nhiều cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp logistics nói riêng. Nổi bật trong bức tranh hội nhập kinh tế của Việt Nam là sự phát triển trong quan hệ hợp tác thương mại với khu vực châu Âu - châu Mỹ.

Liên kết, mở cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam

Dù khẳng định tầm quan trọng của logistics, song theo Thứ trưởng, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam khi trao đổi thương mại với thế giới nói chung và với khu vực châu Âu - châu Mỹ hiện nay vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nổi bật trong đó là vấn đề về cơ sở hạ tầng hạn chế, thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics như kho bãi, trung tâm logistics; quy trình thủ tục hải quan còn chồng chéo; doanh nghiệp logistics còn thiếu thông tin; thiếu liên kết, ứng dụng công nghệ lạc hậu... Đây là những hạn chế rất lớn khiến chi phí logistics của Việt Nam luôn ở mức rất cao, là gánh nặng cho doanh nghiệp.

Bà Võ Thị Phương Lan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP. Hồ Chí Minh (HLA) cho biết, hiện nay chi phí logistics trung bình của Việt Nam ở mức 16.8 – 17% giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế có những doanh nghiệp phải chi trả tới 20 – 25% cho chi phí này.

Thêm cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
Các đại biểu đều cho rằng, logistics là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu - châu Mỹ

Là một trong những ngành hàng xuất khẩu lớn sang khu vực châu Âu - châu Mỹ, ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2022 xuất khẩu gỗ đạt khoảng 15 tỷ USD, tăng 7-8% so với năm 2021. Thị trường tăng trưởng giai đoạn đầu năm, cuối năm sụt giảm sâu dù cước vận chuyển biển giảm mạnh. Trong các thị trường xuất khẩu, Mỹ chiếm 60 - 65% kim ngạch, EU chiếm 5%, còn lại là thị trường Đông bắc Á. Phần lớn đồ gỗ, nội thất chủ yếu tập trung ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

Cũng theo ông Phương, với đặc thù là nhóm hàng có thể tích lớn, cồng kềnh nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển. 1 container gỗ trị giá 20.000 - 30.000 USD, trong đó chi phí logistics chiếm tới 20-30%. Hiện nay, mặc dù cước vận tải nước ngoài giảm sâu nhưng chi phí logistics nội địa đang cao và có xu hướng tăng lên.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, theo nhiều diễn giải tại Diễn đàn, để có thể nắm bắt được các cơ hội, các giải pháp về logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao tính chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Theo đó, để giảm thiểu chi phí logistics cho doanh nghiệp, bà Võ Thị Phương Lan cho rằng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên thay đổi điều kiện bán hàng từ FOB sang mua hàng sang CIF nhằm chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp, tìm kiếm nhà cung cấp cạnh tranh uy tín nhằm tiết kiệm chi phí cước tàu và các rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nắm vững các quy định, thủ tục hải quan để chủ động trong việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, các giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, cũng như tận dụng mạng lưới kết nối đồng bộ của các công ty vận tải lớn nước ngoài để mở ra các kênh vận tải mới, hiệu quả cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận