Cách nào để đồ gỗ Việt Nam tiến sâu vào thị trường Anh?

Nhờ hiệu ứng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh đã tăng trưởng đáng kể.
Hàng Việt "lên ngôi" tại Vietnam Expo 2022 Hoa Kỳ giảm thuế chống bán phá giá 7 lần đối với mật ong Việt Nam Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam và Anh thúc đẩy hiệu quả thực thi UKVFTA

Anh - Thị trường quan trọng

Tại Hội thảo giao thương trực tuyến “Tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Anh” diễn ra chiều ngày 19/4, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, song kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt.

Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam, đạt 14,809 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Riêng sản phẩm gỗ đạt 11 tỷ USD.

Cũng theo Cục trưởng Vũ Bá Phú, hiện nay, gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đã xuất khẩu đến 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 6 Top thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc và Canada.

Cách nào để đồ gỗ Việt Nam tiến sâu vào thị trường Anh?
Hội thảo giao thương trực tuyến “Tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Anh”

Thông tin cụ thể hơn về tiềm năng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Anh, bà Dương Thị Minh Tuệ - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần gỗ Minh Dương chia sẻ, gỗ và sản phẩm từ gỗ là một trong những ngành hàng đang tận dụng tốt lợi thế thị trường từ Hiệp định UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2021 sang thị trường này đạt 186,18 triệu USD, tăng 7,5% so với năm 2020. Trong đó, nội thất văn phòng đạt 14,23 triệu USD, tăng 34%, nội thất phòng bếp đạt 21,23 triệu USD, tăng 10%, nội thất phòng ngủ đạt 45,56 triệu USD, tăng 2% và nội thất bằng gỗ khác đạt 108,19 triệu USD, tăng 17%.

“Qua số liệu trên cho thấy, thị trường Anh khá quan trọng và còn có nhiều tiềm năng lớn”, bà Dương Thị Minh Tuệ nhấn mạnh.

Ngoài ra, hiện nay, Anh là thị trường thứ 2 sau Đức về các sản phẩm chế biến từ gỗ, dự báo tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2021 - 2026 là 3,2%. Đáng chú ý, đây là thị trường với tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm luôn duy trì ở mức 15 tỷ Bảng Anh từ năm 2005 đến nay.

Ông Kevin Phạm - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Anh, kiêm điều hành Công ty K&P Global Ltd thông tin thêm, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 3 cho Anh, sau Trung Quốc và EU, tuy nhiên tỷ trọng chỉ chưa đến 10% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh. Do đó, vẫn còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam khai thác.

Đặc biệt, sau khi tách ra khỏi EU, nước Anh sẵn sàng mở cơ hội với các đối tác toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, cũng nhờ Covid-19, các công ty đã xây dựng lại phương thức mua hàng.

“Trước Covid-19, chúng tôi gõ cửa tất cả nhà bán buôn tại Anh, đến 100 công ty thì 90 công ty không có nhu cầu mua nữa vì hệ thống mua hàng của họ quá chuẩn, còn 10 công ty thì cân nhắc, xem xét. Nhưng sau đại dịch 6 tháng, 70-80% công ty trên đã liên lạc trả lời và mời đến làm việc, hợp tác. Nguyên nhân do đại dịch và xung đột địa chính trị, các công ty nội thất tại Anh muốn tìm kiếm nguồn cung cấp từ Việt Nam", ông Kevin Phạm chia sẻ.

Hiện nay, các công ty gỗ của Anh đang có xu hướng có thêm nhà cung cấp ngoài Trung Quốc. Các nhà mua hàng tại đây muốn tìm kiếm thêm phương án, trong trường hợp không mua được từ Trung Quốc, có thể mua "dự phòng" sang các nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia...

“Đây chính là cơ hội, "khúc cua" để các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này. Các doanh nghiệp có ý định xuất khẩu sang Anh cần nhân cơ hội này để xuất khẩu nhanh và ngay", ông Kevin Phạm nhấn mạnh thêm.

Cách nào để tiến sâu vào thị trường Anh?

Đưa ra các giải pháp, cách thức để gỗ Việt Nam tiến sâu vào thị trường Anh, ông Kevin Phạm cho hay, Anh là thị trường có nhiều nhà bán lẻ.

Theo số liệu thống kê của Statista 2022 (đơn vị nghiên cứu thị trường và dữ liệu người dùng hàng đầu thế giới), số lượng nhà bán lẻ có doanh thu các sản phẩm nội ngoại thất tại Anh năm 2021 trên 50 triệu bảng Anh có 20 nhà bán lẻ, tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào nhà bán lẻ phân khúc này thì rất khó cạnh tranh. Vì vậy, doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam nên tập trung "đánh" vào các nhà bán lẻ có doanh thu từ 1 triệu - 2 triệu bảng Anh (số lượng 630 doanh nghiệp) hoặc nhà bán lẻ có doanh thu từ 100 ngàn - 250 ngàn bảng Anh (số lượng 3.170 doanh nghiệp).

Để xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp cần quan tâm đến khách hàng, cần tìm kiếm khách hàng thường xuyên, không nên phụ thuộc vào một hoặc một nhóm khách hàng bằng cách đăng ký gian hàng trên những nền tảng chuyên ngành như ở Anh là Wayfair, Retailsystem... ông Kevin Phạm khuyến cáo, đồng thời cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần có chuyên gia am hiểu văn hóa, tập quán thị trường nước sở tại; tận dụng các kênh bán hàng của nước sở tại để được tư vấn về hình ảnh, nội dung, kiểu dáng, mẫu mã phù hợp. Đặc biệt, mẫu mã mới phù hợp với xu hướng, cần là nhà cung cấp đầu tiên đưa ra thị trường mẫu mới thì cơ hội thành công lớn hơn.

Trong bối cảnh mua bán online như hiện nay, việc một sản phẩm từ nhà máy đến tay khách hàng phải qua rất nhiều lần xếp, dỡ, nên việc tiêu chuẩn hóa phụ kiện thay thế sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ trả lại hàng của người dùng.

Cách nào để đồ gỗ Việt Nam tiến sâu vào thị trường Anh?
Nhờ UKVFTA, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh đã tăng trưởng đáng kể

Cũng tại hội thảo, ông Paul Farley - Tổng biên tập Tạp chí The Furniture cũng chỉ ra cách để doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam tiếp cận thị trường này. Đó là kiểm soát chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn Anh quốc; cần có địa điểm, kho để khách hàng kiểm tra trực tiếp, tạo sự yên tâm khi quyết định mua hàng; hay đảm bảo giao hàng đúng thời gian...

Ngoài ra, doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam mở rộng tập khách hàng thông qua các hội chợ triển lãm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có điều kiện tham dự trực tiếp hội chợ nước ngoài do chi phí cao.

Ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh cũng khuyến nghị, doanh nghiệp có thể chung nhau thuê 1 gian hàng thay vì 1 gian hàng riêng. Thương vụ có thể đứng ra thuê và hỗ trợ một phần chi phí để giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí. Hoặc doanh nghiệp có thể cử 1 người để tham dự hội chợ, triển lãm, Thương vụ sẽ hỗ trợ và cùng doanh nghiệp tiếp khách, trưng bày sản phẩm.

"Nếu doanh nghiệp băn khoăn khi gặp bạn hàng mới và có cần yêu cầu xác minh đối tác nhập khẩu, Thương vụ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xác minh đối tác. Còn nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu năng lực tài chính của nhà phân phối đồ gỗ tại Anh, Ngân hàng HSBC chi nhánh TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng hỗ trợ miễn phí doanh nghiệp xác minh các đối tác tiềm năng", ông Nguyễn Cảnh Cường nhấn mạnh.

Cũng theo bà Erica Colson, Giám đốc tiếp thị toàn cầu, Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI), để thâm nhập thị trường Anh, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nắm vững các quy định, tiêu chuẩn của Anh đối với nhóm hàng nội thất đồ gỗ, đặc biệt là các tiêu chuẩn về an toàn và chống cháy, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kiểm tra, đánh giá về độ an toàn của sản phẩm.

Bà Colson cho biết hiện nay để được lưu hành trên thị trường Anh, các sản phẩm nhập khẩu phải được dán nhãn UKCA (tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp của Vương quốc Anh) hoặc CE (tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp của Liên minh châu Âu-EU).

Tuy nhiên, từ 2023, UKCA sẽ là tiêu chuẩn duy nhất được áp dụng tại Anh, vì vậy các doanh nghiệp phải chuẩn bị để đáp ứng tiêu chuẩn này, nhấn mạnh việc dán nhãn tiêu chuẩn và chất lượng là yếu tố quan trọng để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Anh.

Bà Colson chỉ ra rằng, để tìm hiểu quy định, yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường Anh, doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác nguồn thông tin hữu ích từ Bộ Thương mại Quốc tế (DIT), BSI, Cơ quan tiêu chuẩn quảng cáo (ASA) và Hiệp hội nghiên cứu ngành nội thất (FIRA).

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận