Còn tiếp tay, buôn lậu còn nhức nhối

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, để tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại còn nhức nhối như hiện nay là có sự tiếp tay, bảo kê của lực lượng chức năng.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh: Người đứng đầu - nhân tố quyết định xây dựng lực lượng QLTT đoàn kết, vững mạnh Chủ động phối hợp dọc - ngang, đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý thị trường Lực lượng Quản lý thị trường phấn đấu thực hiện 20 chữ vàng Thị trường ổn định trong nửa đầu năm, không xảy ra vụ việc nổi cộm về buôn lậu, hàng giả Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh xăng dầu kém chất lượng Chống buôn lậu thuốc lá: Tập trung chống lậu trước khi tăng thuế

Ngày 4/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Còn tiếp tay, buôn lậu còn nhức nhối

Dùng pháp nhân công ty để buôn lậu số lượng lớn

Báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra dưới các hình thức mang vác, vận chuyển nhỏ lẻ, qua đường mòn, lối mở, giao dịch, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới có chiều hướng giảm mạnh.

Song, các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển sang lợi dụng pháp nhân và sự thông thoáng từ khâu thành lập, quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng thương mại, khai báo hải quan, thông quan và hậu kiểm để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với quy mô lớn hơn với phương thức và thủ đoạn tinh vi hơn.

Trong khi đó, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục C03 - Bộ Công an) Vũ Như Hà cho rằng, hiện nay các đối tượng buôn lậu đã chuyển đổi phương thức buôn lậu bằng các pháp nhân là doanh nghiệp nhất là các mặt hàng có nhiều biến động như xăng dầu. Bên cạnh đó, đan xen với hoạt động buôn lậu với hoạt động rửa tiền, chuyển tiền với số lượng lớn. Đến nay, Cục C03 đã phát hiện và bắt giữ nhiều đường dây về vận chuyển tiền qua biên giới, đặc biệt là việc chiếm đoạt tiền hoàn thuế vừa qua bị phát hiện lên đến 500 tỷ đồng.

Cũng theo ông Vũ Như Hà, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook, Zalo, Tiktok ngày càng gia tăng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, với các vi phạm của nhiều nhóm mặt hàng thiết yếu. Cùng với đó là các hình thức khác như lừa đảo, trốn thuế trên không gian mạng ngày càng gia tăng.

Vì thế, các lực lượng chức năng cần tập trung đấu tranh mạnh với các đường dây, ổ nhóm lớn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và địa phương để bóc gỡ các đường dây từ gốc đến ngọn.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm (giảm 25% so với cùng kỳ). Trong đó, 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 53,7% so với cùng kỳ); 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế (giảm 4,7% so với cùng kỳ; 1.019 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (giảm 90% so với cùng kỳ). Thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng.

Còn tiếp tay, buôn lậu còn nhức nhối
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, các đối tượng vi phạm hoạt động rất manh động

Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, qua công tác kiểm tra, kiểm soát cho thấy, trong nội địa, tại các địa bàn trọng điểm như TPHCM, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Kiên Giang… các đối tượng vi phạm hoạt động rất manh động, nhiều vụ việc lớn về kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đã được Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo kiểm tra, xử lý.

Tổng Cục trưởng cũng bày tỏ lo ngại khi các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hiện nay thuê hoặc lập pháp nhân là công ty để dễ dàng buôn lậu với số lượng lớn rồi tuồn ra thị trường nội địa tiêu thụ. Đáng chú ý theo Tổng Cục trưởng Trẫn Hữu Linh, thương mại điện tử trong thời gian đại dịch Covid-19 cũng rất phát triển. Các tổ chức, cá nhân lợi dụng giao diện điện tử sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn từ rao bán quảng cáo, đăng tải mặt hàng trên Facebook, Tik Tok, Instagram. “Hầu hết các mặt hàng này đều xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, là hàng giả, kém chất lượng”, Tổng Cục trưởng cho hay.

Kết quả 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý trên 17.300 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách gần 137 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 54 vụ.

Còn tiếp tay, buôn lậu còn nhức nhối

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia ghi nhận và biểu dương ban chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng về những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng thẳng thắn nêu rõ, đây chưa phải là phát hiện hết. Bởi vì tình hình hàng lậu, hàng gian lận vẫn có chiều hướng tăng lên, nhất là khi chúng ta quay trở lại trạng thái bình thường, các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội diễn ra nhiều hơn, nguồn cung của một số mặt hàng bị đứt gãy chuỗi như xăng dầu, dược phẩm, hàng thiết yếu…

Trong bối cảnh đó, xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng. Một số phương thức, thủ đoạn mới cũng được các đối tượng lợi dụng, thực hiện như: Đội lốt doanh nghiệp, lừa đảo trên các giao dịch điện tử dẫn đến việc khó kiểm soát hàng giả, hàng vi phạm bản quyền.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng cho rằng, để tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại còn nhức nhối như hiện nay là có sự tiếp tay, bảo kê của lực lượng chức năng. Do đó, cần nhận diện rõ vấn đề nổi cộm hiện nay trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chính là phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng. Bên cạnh đó, cần tập trung rà soát thể chế để sửa đổi, bổ sung kịp thời với tình hình thực tế.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, nhiệm vụ thời gian tới còn rất lớn, nhất là từ nay đến cuối năm, các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội diễn ra nhiều hơn, đặc biệt là các dịp lễ, tết... sẽ làm gia tăng khả năng buôn lậu, gian lận, hàng giả, do vậy Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị phải xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có những nơi, những chỗ có những lực lượng có "bảo kê" cho hoạt động buôn lậu….Song song đó, cần phải nhận diện được các vấn đề nổi cộm hiện nay, đặc biệt là phương thức, thủ đoạn mới trong buôn lậu, gian lận, hàng giả để có phương án đấu tranh.

Đối với việc xử lý hàng thu giữ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu, lực lượng chức năng cần phối hợp, chia sẻ thông tin với nhau để có phương án tối ưu, tránh sự chồng chéo gây lãng phí.

“Các lực lượng chức năng khẩn trương cập nhật tình hình thực tế, dự báo biến động trong các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là Tết Nguyên đán 2023, trong đó, tập trung vào các tuyến hàng không, đường biển, đường bộ, khu vực các tỉnh giáp biên, việc kiểm soát hàng buôn lậu qua biên giới”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.
Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Chiều ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực Cộng hòa Dominica.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Sau 1 tuần nghỉ giữa kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội bước vào đợt 2 Kỳ họp thứ 8 với nội dung trọng tâm làm công tác nhân sự và biểu quyết thông qua 18 dự án luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 39, xem xét nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là cho ý kiến tiếp thu, giải trình các dự án Luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 ngày 9/11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sáng ngày 07/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo trực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận