Nâng tầm giá trị thương hiệu quốc gia ngay từ bao bì, nhãn mác sản phẩm

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước...
Thương hiệu quốc gia của Việt Nam đạt 431 tỷ USD Ngành điều Việt Nam cần khai thác tối đa giá trị thương hiệu quốc gia Giải pháp xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Vinh danh 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Giá trị thương hiệu quốc gia tăng dần qua các năm

Thời gian qua, thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện, thăng hạng một cách đáng kể trên bảng xếp hạng thế giới. Để có được kết quả tích cực này ngoài những giải pháp của Chính phủ còn có sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu.

Trong chia sẻ mới đây với các cơ quan báo chí truyền thông về những vấn đề xung quanh câu chuyện xây dựng thương hiệu và khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam cho biết, Việt Nam luôn được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới là 74% trong giai đoạn 2019-2022.

Năm 2020, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam là 319 tỷ USD tăng 29,1% so với năm 2019; năm 2021 là 388 tỷ USD tăng 21,6% so với năm 2020; năm 2022 đã là 431 tỷ USD tăng 11,1% so với năm 2021 (theo báo cáo của Brand Finance).

Nâng tầm giá trị thương hiệu quốc gia ngay từ bao bì, nhãn mác sản phẩm
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam vừa có chia sẻ với các cơ quan báo chí về các vấn đề xung quanh việc xây dựng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam

“Từ kết quả trên, có thể khẳng định giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh và cho rằng, để đạt được những kết quả đó trước hết là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao của Chính phủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội đã tạo ra uy tín cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cùng với đó là sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp nhằm góp phần gia tăng giá trị và vị trí của thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Cũng theo Thứ trưởng, trong trong 2 năm qua, với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do dịch COVID-19 gây ra, cùng với những xung đột kinh tế, địa chính trị của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường vốn có, doanh nghiệp Việt đã nâng tầm vị thế, khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã góp phần tích cực xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ có chất lượng, ở thị trường trong nước và quốc tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự thăng hạng mạnh mẽ của Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đưa Việt Nam lọt vào nhóm các quốc gia có thương hiệu mạnh trên thế giới.

Chia sẻ rõ hơn về vai trò và các hoạt động của Chương trình Thương hiệu quốc gia của Chính phủ trong việc góp phần gia tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam khẳng định, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cùng đó, giúp địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa Thươnghiệu quốc gia với thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm và dịch vụ mạnh sẽ góp phần gia tăng giá trị Thương hiệu quốc gia và ngược lại.

Không chỉ đánh giá ở trong nước, báo cáo năm 2022 của Brand Finance cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Cụ thể, việc ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg và Quyết định số 1320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo ra cơ chế, chính sách thiết thực, góp phần gia tăng giá trị và thứ hạng của thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2030.

Ngoài ra, ngày 8/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020 đến năm 2030. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư; nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình. Mặt khác, quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

“Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam nhấn mạnh và cho rằng, doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của mình một cách chuyên nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

Nâng tầm giá trị thương hiệu từ bao bì, nhãn mác

Chia sẻ về những giải pháp để thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu quốc gia cũng như góp phần khẳng định vị thế thương hiệu quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, căn cứ vào mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể mà Thủ tướng Chính phủ đã giao trong Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08/10/2020 phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020 đến năm 2030, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngànhthực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch các kỳ xét chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thươnghiệu quốc gia và Lễ công bố được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.

Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là cấp lãnh đạo doanh nghiệp.

Tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp, đặc biệt là đáp ứng hệ thống tiêu chí của Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Nâng tầm giá trị thương hiệu quốc gia ngay từ bao bì, nhãn mác sản phẩm
Để nâng tầm giá trị thương hiệu quốc gia, theo Thứ trưởng, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường; thiết kế bao bì, sản phẩm và hệ thống nhận diện thương hiệu... để tăng lợi thế cạnh tranh

Ngoài ra, tập trung các hoạt động tuyên truyền, quảng bá Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, nhất là ở thị trường ngoài nước và sản phẩm xuất khẩu tiềm năng.

Đặc biệt, Bộ sẽ phát động, kêu gọi sự tham gia đồng hành của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong việc cùng chung tay phát triển Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đúng với ý nghĩa, tầm vóc là chương trình của Chính phủ, vì một Việt Nam hùng cường với những thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp có giá trị.

Về các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu.

Hơn nữa, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức quốc tế tập trung cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp về xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Mặt khác, tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị, diễn đàn với nhiều chủ đề liên quan đến xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, thương hiệu quốc gia, đào tạo kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam.

Đồng thời, thực hiện các hoạt động tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường; thiết kế bao bì, sản phẩm và hệ thống nhận diện thương hiệu; xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia và doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế.

Đáng lưu ý, trong số đó tập trung tại các địa bàn xuất khẩu chủ lực, nhằm nâng cao vị thế và giá trị của Thương hiệu quốc gia cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng/người tiêu dùng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Có thể nói, quyền lợi với doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia là rất lớn, tuy nhiên thiết thực và vinh dự nhất đó là các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia chính là sản phẩm đại diện cho Việt Nam - một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao - trước cộng đồng doanh nghiệp và bạn bè quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 8 tháng năm 2024

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 8 tháng năm 2024

Theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp cho thấy xu hướng tích cực, tiếp đà đi lên cho thấy Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt.
Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 5/9/2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Chiều ngày 13/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Việt Nam nhằm trao đổi, thảo luận về một số dự án điện.
Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 412/TB-VPCP ngày 12/9/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển 7 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển 7 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển đạt triệu 846,34 USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển 606,09 triệu USD, tăng 6,3% và nhập khẩu từ Thụy Điển 240,24 triệu USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài

Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài

Lần đầu tiên Tập đoàn siêu thị IMTIAZ nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận