Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cam kết sẽ làm việc, hợp tác với Bộ Công Thương, Chính phủ Việt Nam để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa hại nước.
Thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh đạt 6,6 tỷ USD sau 1 năm thực thi UKVFTA Chính thức phát động Ngày Quyền Người tiêu dùng Việt Nam 2022 Bộ Công Thương coi trọng hợp tác của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong quá trình hồi phục kinh tế Hoa Kỳ không khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế thép ăn mòn Việt Nam Việt Nam - Hoa Kỳ: Nhiều triển vọng hợp tác trong bối cảnh mới

Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế mang tính chất bổ trợ lẫn nhau nên có rất nhiều tiềm năng hợp tác, không chỉ năng lượng, biến đổi khí hậu mà còn nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, Việt Nam luôn coi và mong muốn Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng nhất, thực chất trong cả lời nói và hành động.

Riêng lĩnh vực chuyển dịch năng lượng, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), tuy nhiên Việt Nam cần sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác; trong đó, có Hoa Kỳ.

Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đưa ra trong khuôn khổ buổi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E.Knapper ngày 21/3 tại trụ sở Bộ Công Thương.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam luôn coi và mong muốn Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng nhất, thực chất trong cả lời nói và hành động

Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chúc mừng Đại sứ Marc E.Knapper đã chính thức nhận nhiệm vụ tại Việt Nam và kỳ vọng Đại sứ tạo dựng được nhiều cột mốc cụ thể, mang tính chất bản lề để từng bước nâng quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước lên một tầm cao mới.

Bộ Công Thương khẳng định sẽ hợp tác hiệu quả, chân thành với Hoa Kỳ để đạt những mục tiêu này, nhất là trong lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng và cùng chung lợi ích. Cụ thể như duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, năng lượng, kinh tế số trên cơ sở hài hòa lợi ích, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và năng lực của mỗi quốc gia.

“Hoa Kỳ mong muốn trở thành đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực an ninh năng lượng, lương thực, khí hậu. Đây là lĩnh vực Việt Nam có thể hợp tác với Chính phủ Hoa Kỳ, tư nhân của Hoa Kỳ”, Đại sứ Marc E.Knapper chia sẻ và đánh giá cao việc Bộ Công Thương phê duyệt Dự án năng lượng phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Cùng với đó, hy vọng Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thông qua Chương trình thí điểm thỏa thuận mua bán điện trực tiếp và tiến tới ký kết Ý định thư về sáng kiến năng lượng sạch.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cam kết sẽ làm việc, hợp tác với Bộ Công Thương, Chính phủ Việt Nam để có thể nâng mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm quan hệ đối tác chiến lược

Đại sứ Marc E.Knapper cho rằng, những phương thức này có thể tạo điều kiện thúc đẩy hơn sự chuyển đổi năng lượng của Việt Nam cũng như tạo cơ hội đón luồng đầu tư về năng lượng sạch vào Việt Nam.

Đặc biệt, Hoa Kỳ cũng như nhiều nước đồng minh cam kết hợp tác với Việt Nam để đảm bảo Việt Nam có được nguồn hỗ trợ tài chính về công nghệ, chuyên môn, nhân lực, thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng này.

Nhắc lại vụ việc mật ong Việt Nam bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điều tra chống bán phá giá, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng mong muốn Đại sứ chuyển tải thông điệp tới Bộ trưởng DOC; đồng thời, đề nghị có thể sử dụng các nguồn dữ liệu phù hợp, khách quan để nhằm đảm bảo nguyên tắc “so sánh công bằng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi tính toán biên độ phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đáng lưu ý, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mật ong của Việt Nam dù đều là các doanh nghiệp nhỏ nhưng đã nỗ lực hợp tác và cung cấp các thông tin cho cơ quan điều tra của Hoa Kỳ. Trong vụ việc này, mật ong của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ là mật ong nguyên liệu sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm và không cạnh tranh với mật ong được sản xuất tại Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, mật ong của Việt Nam không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất mật ong của Hoa Kỳ. Hiện tại, ngành chế biến mật ong của Hoa Kỳ mới chỉ đáp ứng được hơn 25% tổng nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này.

Do đó, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá quá cao với mật ong Việt Nam sẽ gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho ngành chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng của Hoa Kỳ sẽ phải mua hàng hóa với giá cao hơn

“Chúng tôi mong muốn nhận được sự xem xét tích cực, công bằng và khách quan của DOC trong Kết luận cuối cùng của vụ việc, đảm bảo tuân thủ các quy định của WTO, hướng tới hài hòa lợi ích trong thương mại song phương và các mục tiêu chung của hai nước”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ, để triển khai tích cực các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực công thương, góp phần thúc đẩy mối quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tin tưởng quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam- Hoa Kỳ sẽ ngày càng thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sầu, ổn định lâu dài. Qua đó, tạo cơ sở để tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa hai bên, hướng tới nâng tầm quan hệ song phương trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận