Xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe lừa dối người tiêu dùng

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ Bảo vệ người tiêu dùng trên cơ sở pháp luật Chính thức phát động Ngày Quyền Người tiêu dùng Việt Nam 2022 Thu hồi sản phẩm khuyết tật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo Bộ Y tế, bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn còn tồn tại rất nhiều những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, chủ yếu tập trung vào các hành vi: như quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn.

Có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter… các nền tảng quảng cáo trên google ads như youtube, coccoc, chrome… và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo; rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm; tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe lừa dối người tiêu dùng
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe lừa dối người tiêu dùng

Đề nghị Bộ Công Thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật, có chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế đề nghị, tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng; nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra xử lý nghiêm để làm gương các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo; chủ trì phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Bộ Kế hoạch và đầu tư được đề nghị quy định, quản lý chặt chẽ hơn về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp./.

Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan chủ quản các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, xử lý quyết liệt những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân chỉ mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi có nhu cầu, không mua qua phương thức truyền miệng. Khi mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn, chứng từ để có căn cứ, bằng chứng để các cơ quan chức năng xử lý khi có yêu cầu.

Cùng với việc đề nghị xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo thực phẩm, để bảo vệ người tiêu dùng, trong “Tháng hành động vì ATTP năm 2022”, diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5, các địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP.

Theo Cục ATTP, Tháng hành động vì ATTP năm 2022 có chủ đề: “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”.

Để tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP Trung ương vừa ban hành kế hoạch triển khai "Tháng hành động vì ATTP năm 2022", đồng thời giao các bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức 6 đoàn kiểm tra liên ngành tại 12 tỉnh, thành phố. Bên cạnh 6 đoàn liên ngành Trung ương, các bộ: Y tế, Công Thương Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố.

Thời gian qua, công tác quản lý ATTP đã thực hiện chuyển đổi mạnh sang quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tuy nhiên những vi phạm vẫn xảy ra đối với việc kinh doanh hàng lậu, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Đặc biệt, trong hai năm qua, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều biến động về kinh tế - xã hội. Những yếu tố này tác động lớn tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời tạo ra những xu hướng tiêu dùng thích ứng hơn với tình hình bình thường mới. Cùng với đó, các vụ việc vi phạm quyền của người tiêu dùng gia tăng với nhiều hình thức mới.

Theo ông Nguyễn Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), tình trạng đầu cơ, bán hàng không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp, các vi phạm liên quan tới hoạt động thương mại điện tử cũng gia tăng. Riêng trong năm 2021, lực lượng quản lý trường đã kiểm tra trên 25.000 vụ, xử lý trên 23.000 vụ, đã xử phạt vi phạm hành chính trên 18 tỷ đồng.

Giới chuyên gia cho hay, tiêu dùng an toàn không chỉ là quyền của người tiêu dùng mà còn là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; là tiêu chí đánh giá sự phát triển của nền kinh tế và sự văn minh của xã hội. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức đầy đủ quyền được an toàn, chưa hiểu rõ các rủi ro có thể phát sinh, cũng như chưa biết cách thức để xử lý nguy cơ mất an toàn đối với bản thân trong quá trình tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão Trà Mi

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão Trà Mi

Trước tình hình thực tế diễn biến, ảnh hưởng của cơn bão Trà Mi gây mưa lớn, ngập lụt đô thị… ở khu vực miền Trung, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố khu vực miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quàng Ngãi) bị ảnh hưởng trực tiếp.
Cách dự trữ thực phẩm khi mưa bão

Cách dự trữ thực phẩm khi mưa bão

Khi mưa bão, mất điện và lũ lụt thường xảy ra, các nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống khó khăn hơn ngày thường. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế gợi ý người dân cách dự trữ thực phẩm để đảm bảo sức khỏe người dân khi mưa bão.
Mạo danh công chức Sở Công thương thông báo cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm

Mạo danh công chức Sở Công thương thông báo cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm

Qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ, trong đó có trường hợp phản ánh hiện tượng mạo danh công chức Sở Công Thương thông báo cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm.
Điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinsung Vina, Bắc Giang

Điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinsung Vina, Bắc Giang

Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế tỉnh Bắc Giang khẩn trương tạm dừng hoạt động của đơn vị cung cấp bữa ăn.
Hà Nội sẽ rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội sẽ rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Từ 28/10 đến 15/11, Thành phố Hà Nội sẽ điều tra, rà soát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Cảnh báo xuất hiện thuốc kháng sinh Zinnat không rõ nguồn gốc trên thị trường

Cảnh báo xuất hiện thuốc kháng sinh Zinnat không rõ nguồn gốc trên thị trường

Sở Y tế Hà Nội cảnh báo các đơn vị: Nếu phát hiện thấy thuốc Zinnat tablets 500mg không rõ nguồn gốc như cảnh báo, cần khẩn trương thông báo về Sở Y tế để có biện pháp xử lý.
Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản 5021/SYT-NVD thông báo về việc thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ mịn.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận