Phối hợp dọc - ngang: Bài học trong quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng lậu

Công tác phối hợp vừa là kết quả vừa là bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) nói riêng và các lực lượng liên quan nói chung.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết 2023 Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố ký cam kết với nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Chủ động hợp tác hướng tới bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp chân chính Mô hình ngành dọc của Quản lý thị trường đã thực sự phát huy hiệu quả? Đào tạo nhân lực QLTT: Sẵn sàng cho sự phát triển bền vững ở tương lai

Đó là chia sẻ của một “người lính” QLTT đã về hưu - ông Lê Thế Bảo, Nguyên Cục trưởng Cục QLTT. Năm nay, dù đã hơn 80 tuổi, nhưng Nguyên Cục trưởng Lê Thế Bảo vẫn minh mẫn, giọng nói vẫn hào sảng, lưu loát. Ông kể cho chúng tôi - thế hệ những người QLTT trẻ về nhiều kỷ niệm trong suốt quãng thời gian gắn bó với màu áo cỏ úa - màu trang phục cũ của lực lượng QLTT, trong đó, ông nhấn mạnh đến công tác phối hợp dọc - ngang giữa lực lượng QLTT với các lực liên ngành khác.

Xuyên suốt câu chuyện của “người lính” QLTT về hưu là một niềm tự hào: “65 năm hoạt động, tổ chức lực lượng QLTT đã nhiều lần thay đổi nhưng vẫn tồn tại với tư cách là một tổ chức chuyên ngành và từng bước trưởng thành về mọi mặt, nhất là về xây dựng lực lượng cũng như phương thức, quy chế hoạt động thống nhất, xuyên suốt”.

Phối hợp dọc - ngang: Bài học trong quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng lậu
Ông Lê Thế Bảo, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Nguồn gốc của Ngày truyền thống lực lượng QLTT (3/7)

Cách đây đúng 65 năm, ngày 3/7/1957 Ban QLTT Trung ương được thành lập theo Nghị định 290/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đó là tiền thân của hệ thống tổ chức lực lượng QLTT ngày nay. Tuy nhiên, theo Nguyên Cục trưởng Lê Thế Bảo, để lấy được ngày 3/7 hàng năm là Ngày truyền thống lực lượng, thì đó là cả một quá trình rất kỳ công và công phu.

Khi nhận chức Cục trưởng Cục QLTT (giai đoạn 1999-2004), Chính phủ đã giao công tác QLTT cả nước từ Ban Chỉ đạo QLTT trung ương sang Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Kể từ đó, bên cạnh hoạt động chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả thì lực lượng bắt đầu quan tâm đến Ngày lực lượng ra đời.

Thế nhưng, thời điểm đó, mọi tài liệu liên quan đến việc thành lập lực lượng QLTT đã không còn. Ngay cả ở kho lưu trữ nhà nước cũng tìm không thấy. Phải mất một thời gian rất lâu, mọi người phải lân la, dò hỏi đến tận kho lưu trữ của Văn phòng Chính phủ mới tìm được Nghị định 290/TTg. Căn cứ vào Nghị định này, lực lượng QLTT đề xuất Chính phủ cho lấy ngày 3/7/1957 là Ngày truyền thống của lực lượng. Và đến ngày 22/4/2002, Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quyết định 0464/QĐ-BTM về việc xác định, lấy ngày 3/7 hàng năm là Ngày truyền thống của lực lượng QLTT.

Vai trò của công tác phối hợp

Cũng theo Nguyên Cục trưởng Lê Thế Bảo, ở Việt Nam hiện có nhiều lực lượng làm công tác phát hiện, kiểm tra, xử lý chống hàng giả, hàng nhái. Ngoài lực lượng Công an, QLTT còn có các lực lượng thanh tra của các Bộ, ngành và lực lượng Hải Quan ở biên giới cũng làm nhiệm vụ này.

Để công tác này đạt hiệu quả, Nhà nước đã thành lập các Ban, trước đây là Ban QLTT Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương 127, bây giờ là Ban 389 Quốc gia do Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo và trực tiếp làm Trưởng ban. “Điều này thể hiện sự chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ”, Nguyên Cục trưởng nhấn mạnh và cho rằng, trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, công bằng mà nói thì các lực lượng đều tham gia rất tích cực, trong đó có lực lượng QLTT.

Phối hợp dọc - ngang: Bài học trong quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng lậu

Trước kia, đầu những 1990, lực lượng QLTT đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước ngăn chặn thành công trận chiến “bia Vạn lực, Thanh Đảo (Trung Quốc) tràn vào miền Nam”, vụ buôn lậu lớn tại Công ty Tân Trường Xanh... và ngày nay là phối hợp triệt phá những vụ việc lớn, chưa từng có, lần đầu tổng tiến công vào các cứ điểm hàng lậu mới như cảng hàng không Nội Bài, cảng ICD Mỹ Đình...

Cũng theo Nguyên Cục trưởng, hiện nay hệ thống tổ chức QLTT được hoạt động theo mô hình ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Lực lượng đã kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của ngành, đồng thời có những bước trưởng thành mới. Đã có trang phục thống nhất, có phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu; đặc biệt, ngày càng được trang bị phương tiện công tác tốt hơn và điều quan trọng nhất là ngày càng được chăm lo đào tạo, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trước mắt cũng như lâu dài.

“Trong mỗi giai đoạn phát triển, với nhiệm vụ được giao tổ chức QLTT trong cả nước đã góp phần đáng kể vào những thành tựu xây dựng đất nước, góp phần ổn định thị trường, từng bước khôi phục và duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động thương mại và dịch vụ; chống các hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng”, Nguyên Cục trưởng Lê Thế Bảo đánh giá.

Tuy nhiên, theo Nguyên Cục trưởng, QLTT là một nhiệm vụ quan trọng và dài lâu, trong đó có nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Đó là những nhiệm vụ cần thiết và lâu dài vừa khó khăn, phức tạp vì các đối tượng vi phạm luôn thay đổi thủ đoạn, phương thức. Do vậy, thời gian tới, để công tác QLTT ngày càng phát huy hiệu quả, Nguyên Cục trưởng nhấn mạnh đến công tác phối hợp liên ngành, đặc biệt là phối kết hợp với chính doanh nghiệp để chống, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

“Sự phối hợp công tác giữa các ngành, các lực lượng chức năng, các doanh nghiệp trong kiểm tra, kiểm soát thị trường là rất cần thiết. Phối hợp liên ngành vừa là kết quả vừa là bài học kinh nghiệm trong công tác QLTT”, Nguyên Cục trưởng nhấn mạnh và tin tưởng, với truyền thống tốt đẹp của ngành, với quyết tâm phấn đấu, chủ động sáng tạo, lực lượng QLTT trong cả nước sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của mình trong giai đoạn phát triển mới.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chủ động hợp tác hướng tới bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp chân chính

Chủ động hợp tác hướng tới bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp chân chính

Song song với công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ... kể từ khi kiện toàn bộ máy, chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, Tổng cục Quản lý thị trường cũng chú trọng công tác phối hợp với các lực lượng chức năng khác để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong cuộc chiến chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đào tạo nhân lực QLTT: Sẵn sàng cho sự phát triển bền vững ở tương lai

Đào tạo nhân lực QLTT: Sẵn sàng cho sự phát triển bền vững ở tương lai

Trình độ nhân lực quyết định rất lớn đến chất lượng đội ngũ công chức quản lý thị trường (QLTT), chính vì thế, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được Tổng cục QLTT ưu tiên, coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
Gửi niềm tin vào thế hệ trẻ

Gửi niềm tin vào thế hệ trẻ

Trong những ngày lực lượng QLTT cả nước háo hức tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống, tôi có dịp được trò chuyện cùng ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (nay là Tổng cục QLTT) để ôn lại kỷ niệm những ngày tháng cũ.
Pháp lệnh - Cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng Quản lý thị trường

Pháp lệnh - Cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng Quản lý thị trường

Ra đời từ năm 2016, Pháp lệnh Quản lý thị trường (QLTT) được xác định là cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng QLTT; tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, xây dựng lực lượng ngày càng chuyên nghiệp, chính quy; từng bước đáp ứng được niềm tin và kỳ vọng của người dân, Chính phủ.
Những dấu son lịch sử từ Nghị định 10/CP đến Pháp lệnh Quản lý thị trường

Những dấu son lịch sử từ Nghị định 10/CP đến Pháp lệnh Quản lý thị trường

Sau hai mươi năm được tổ chức lại theo các Nghị định số 10/CP và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP của Chính phủ, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đã được củng cố kiện toàn một bước thành lực lượng chuyên trách thực thi pháp luật trên thị trường từ cấp trung ương đến cấp huyện; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc không ngừng được cải thiện...
Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả

Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả

Từ cuối tháng 11/2021, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm đã được mở cửa thường xuyên, định kỳ trên phố Tràng Tiền, Hà Nội. Đây được coi là một trong nhiều “công cụ” phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát, ngăn chặn xử lý các sản phẩm giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời

Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời

“Chống hàng giả - vốn đã có nhiều khó khăn, nhưng chống hàng giả trên khu vực biên giới thì càng gian nan, trắc trở”, đây là nhận định của nhiều lớp cán bộ, công chức, người lao động đã và đang ngày đêm căng mình trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên biên giới Lạng Sơn.
Cơ quan Tổng cục trở thành Nhà vô địch DMS League 2022

Cơ quan Tổng cục trở thành Nhà vô địch DMS League 2022

Chiến thắng trong trận đấu tranh ngôi vị cao nhất DMS League 2022 diễn ra sáng 18/9/2022, Đội bóng Cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã xuất sắc trở thành Nhà vô địch của Giải bóng đá nam Tổng cục nhân kỷ niệm 65 năm truyền thống lực lượng (03/7/1957-03/7/2022).
Nghĩa tình của những người Quản lý thị trường Bình Thuận

Nghĩa tình của những người Quản lý thị trường Bình Thuận

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc, lực lượng QLTT còn để lại ấn tượng sâu đậm bởi những nghĩa cử cao đẹp như hành động “uống nước nhớ nguồn”, hiến máu tình nguyện …
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận