Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả

Từ cuối tháng 11/2021, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm đã được mở cửa thường xuyên, định kỳ trên phố Tràng Tiền, Hà Nội. Đây được coi là một trong nhiều “công cụ” phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát, ngăn chặn xử lý các sản phẩm giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời Chống hàng giả, hàng nhái bằng Hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode Triệt phá tổng kho hàng giả bán qua livestream lớn nhất Tuyên Quang Chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp chủ thể quyền phải chủ động hơn nữa

Thật - giả lẫn lộn

Qua một số khảo sát của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), hàng giả, hàng kém chất lượng đã có mặt ở mọi phân khúc thị trường, từ các vùng nông thôn đến thành phố lớn; từ các giao dịch trực tiếp ở các chợ, cửa hàng đến nhiều trang web thương mại điện tử. Năm 2020, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, phát hiện và xử lý trên 66.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 136 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 392 tỷ đồng. Đến năm 2021, dù chịu tác động của đại dịch Covid-19, toàn lực lượng đã nỗ lực phát hiện, xử lý 41.375 vụ vi phạm, ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng.

“Hàng giả, hàng kém chất lượng đã vi phạm trong mọi lĩnh vực như: quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, quyền lợi người tiêu dùng…”, lãnh đạo Tổng cục QLTT từng khẳng định.

Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả
Tổng Cục trưởnng Trần Hữu Linh cùng khách tham quan trải nghiệm, nhận diện các sản phẩm hàng thật - hàng vi phạm được giới thiệu tại Phòng trưng bày

Cũng theo vị lãnh đạo này, hàng giả hiện nay đang được làm ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn vi phạm và không dừng lại ở phạm vi sản xuất, kinh doanh trong nước mà còn liên quan đến yếu tố nước ngoài. Một số sản phẩm bị làm giả, làm nhái nổi cộm trong thời gian gần đây như: Kit test nhanh Covid-19, khẩu trang y tế, đồ bảo hộ phòng chống dịch Covid-19, bánh kẹo, sản phẩm thời trang, thuốc, phân bón...

Các đối tượng sẵn sàng đội lốt xuất xứ cho hàng hóa để lừa dối người tiêu dùng với các mánh khóe gian lận như: sản phẩm trưng bày, quảng cáo là hàng chính hãng nhưng hàng bán ra là hàng giả, hàng nhái. Các sản phẩm giả luôn có địa chỉ sản xuất nhưng thường là địa chỉ không có thật. Đối phó với lực lượng chức năng các đối tượng có sự phân công chặt chẽ, hình thành các đầu mối phụ trách ở từng khâu trong quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa đưa đi tiêu thụ. Nhiều cơ sở vi phạm hoạt động với mục tiêu sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, không tích trữ số lượng lớn.

Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả
Phòng Trưng bày hàng thật - hàng vi phạm sẽ là một trong nhiều công cụ phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát, ngăn chặn xử lý các sản phẩm giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường

“Choáng ngợp” trong không gian trưng bày hàng thật - hàng giả, chị Thu Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vừa qua, ghé thăm Phòng Trưng giới thiệu hàng thật, hàng vi phạm trên phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội mà không khỏi bất ngờ khi những thực phẩm sử dụng hàng ngày trong gian bếp như: bột ngọt, sa tế, hạt nêm hay rượu, bia... lại được làm giả một cách tinh vi, rất khó phát hiện.

“Tôi không thể phân biệt được đâu là gói mì chính Ajinomoto thật, đâu là hàng giả, hàng vi phạm dù hai sản phẩm này được đặt cạnh nhau. Phải đến khi có người hướng dẫn, chỉ ra các điểm khác biệt giữa hai sản phẩm thật và giả, tôi mới phân biệt được. Hàng giả được làm quá tinh vi, kỳ công, người tiêu dùng rất dễ bị đánh lừa nếu không được trang bị kiến thức để nhận diện”, chị Thu Hoài chia sẻ.

Thêm “công cụ” hiệu quả ngăn chặn hàng giả

Câu chuyện mà chị Thu Hoài chia sẻ không còn là mới, là lạ khi hàng ngày, đường dây nóng của Tổng cục QLTT hay các kênh truyền thông của lực lượng liên tiếp nhận được những cuộc gọi, những phản ánh của người tiêu dùng khi mua, sử dụng phải những sản phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng.

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT từng nhận định, trong công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt phải đề cao đến biện pháp phòng ngừa. Do vậy, để công tác này đạt hiệu quả cao hơn nữa, từ tháng 11/2021, Tổng cục QLTT đã mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm thường xuyên và định kỳ nhằm cung cấp thông tin, cách nhận biết để người tiêu dùng, khách tham quan nhận diện được các dấu hiệu hàng giả, hàng thật của các sản phẩm hàng hóa.

Không những vậy, Phòng trưng bày được kỳ vọng, giúp nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc mua sắm các sản phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.

Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả

Ông Nguyễn Minh Đức - Trưởng đại diện, Giám đốc Quan hệ và Thị trường Chính phủ, Công ty TNHH 3M (đơn vị từng có sản phẩm giới thiệu tại Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả) chia sẻ, Phòng trưng bày không chỉ góp phần bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ các doanh nghiệp với vai trò chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mà còn khẳng định, cam kết sự đồng hành của Chính phủ, của các lực lượng chức năng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tương tự, ông Nguyễn Trần Tiến - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thời trang Yody cũng cho rằng, Phòng Trưng bày một lần nữa khẳng định sự đồng hành của Chính phủ, của lực lượng chức năng nói chung và của lực lượng QLTT nói riêng với cộng đồng doanh nghiệp trong việc bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia đến từ các Bộ, ngành, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm của Tổng cục QLTT là một kênh truyền thông rất ý nghĩa, thiết thực trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái tràn lan, giúp người tiêu dùng trang bị được nhiều kiến thức, thông tin mới trong lựa chọn, nhận diện hàng thật, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, đây sẽ là một trong nhiều công cụ phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát, ngăn chặn xử lý các sản phẩm giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đào tạo nhân lực QLTT: Sẵn sàng cho sự phát triển bền vững ở tương lai

Đào tạo nhân lực QLTT: Sẵn sàng cho sự phát triển bền vững ở tương lai

Trình độ nhân lực quyết định rất lớn đến chất lượng đội ngũ công chức quản lý thị trường (QLTT), chính vì thế, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được Tổng cục QLTT ưu tiên, coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
Gửi niềm tin vào thế hệ trẻ

Gửi niềm tin vào thế hệ trẻ

Trong những ngày lực lượng QLTT cả nước háo hức tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống, tôi có dịp được trò chuyện cùng ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (nay là Tổng cục QLTT) để ôn lại kỷ niệm những ngày tháng cũ.
Pháp lệnh - Cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng Quản lý thị trường

Pháp lệnh - Cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng Quản lý thị trường

Ra đời từ năm 2016, Pháp lệnh Quản lý thị trường (QLTT) được xác định là cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng QLTT; tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, xây dựng lực lượng ngày càng chuyên nghiệp, chính quy; từng bước đáp ứng được niềm tin và kỳ vọng của người dân, Chính phủ.
Những dấu son lịch sử từ Nghị định 10/CP đến Pháp lệnh Quản lý thị trường

Những dấu son lịch sử từ Nghị định 10/CP đến Pháp lệnh Quản lý thị trường

Sau hai mươi năm được tổ chức lại theo các Nghị định số 10/CP và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP của Chính phủ, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đã được củng cố kiện toàn một bước thành lực lượng chuyên trách thực thi pháp luật trên thị trường từ cấp trung ương đến cấp huyện; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc không ngừng được cải thiện...
Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả

Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả

Từ cuối tháng 11/2021, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm đã được mở cửa thường xuyên, định kỳ trên phố Tràng Tiền, Hà Nội. Đây được coi là một trong nhiều “công cụ” phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát, ngăn chặn xử lý các sản phẩm giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời

Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời

“Chống hàng giả - vốn đã có nhiều khó khăn, nhưng chống hàng giả trên khu vực biên giới thì càng gian nan, trắc trở”, đây là nhận định của nhiều lớp cán bộ, công chức, người lao động đã và đang ngày đêm căng mình trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên biên giới Lạng Sơn.
Cơ quan Tổng cục trở thành Nhà vô địch DMS League 2022

Cơ quan Tổng cục trở thành Nhà vô địch DMS League 2022

Chiến thắng trong trận đấu tranh ngôi vị cao nhất DMS League 2022 diễn ra sáng 18/9/2022, Đội bóng Cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã xuất sắc trở thành Nhà vô địch của Giải bóng đá nam Tổng cục nhân kỷ niệm 65 năm truyền thống lực lượng (03/7/1957-03/7/2022).
Nghĩa tình của những người Quản lý thị trường Bình Thuận

Nghĩa tình của những người Quản lý thị trường Bình Thuận

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc, lực lượng QLTT còn để lại ấn tượng sâu đậm bởi những nghĩa cử cao đẹp như hành động “uống nước nhớ nguồn”, hiến máu tình nguyện …
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền