Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời

“Chống hàng giả - vốn đã có nhiều khó khăn, nhưng chống hàng giả trên khu vực biên giới thì càng gian nan, trắc trở”, đây là nhận định của nhiều lớp cán bộ, công chức, người lao động đã và đang ngày đêm căng mình trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên biên giới Lạng Sơn.
Liên tiếp kiểm tra, xử lý các đối tượng kinh doanh hàng lậu, hàng giả Cục QLTT Lạng Sơn- Cục QLTT Thái Nguyên: Thế trận đôi co, kịch tính phút cuối Gia tăng vi phạm kinh doanh trên thương mại điện tử tại Lạng Sơn QLTT Lạng Sơn đôn đốc kiểm tra, giám sát giá thịt lợn, đảm bảo thị trường ổn định QLTT Lạng Sơn: Nỗ lực vì một thị trường thực phẩm an toàn

Những trưa hè tháng 6, tháng 7 giữa cái nắng chói chang, bỏng rát hay trong những đêm đông lạnh cắt da, cắt thịt, ở nơi đó - miền biên giới xứ Lạng vẫn luôn có những cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm căng não, đấu trí với các đối tượng buôn lậu.

Khoảng 15 năm trở về trước, khi nhắc đến biên giới Lạng Sơn, người người, nhà nhà sẽ hình dung ra khung cảnh chợ vùng biên tấp nập người nước ngoài sử dụng thuần thục tiếng Việt Nam đang trao đổi buôn bán hàng hóa với người bản địa và du khách tham quan, nhất là khu chợ cửa khẩu Đồng Đăng, chợ cửa khẩu Tân Thanh... với đa dạng chủng loại, mẫu mã, từ đồ gia dụng cho đến các sản phẩm điện tử, điện lạnh, máy móc công nghiệp... với nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau.

Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời
Hàng hóa lậu được vận chuyển về nội địa qua các đường mòn, lối mở

Công chức, lãnh đạo thời bấy giờ từng nhận định, hàng hóa đưa về chợ biên giới bằng nhiều hình thức: hàng cư dân biên giới qua trực tiếp cửa khẩu có; hàng cư dân hai bên biên giới trao đổi qua các đường mòn, lối mở cũng có và thậm chí là cả hàng lậu được nhiều chủ hàng vận chuyển qua biên giới đưa vào nội địa.

Minh chứng, trong giai đoạn 2005 - 2015, các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra, phát hiện hàng ngàn vụ việc vận chuyển hàng lậu từ biên giới về nội địa. Trong đó, lực lượng QLTT tỉnh đã thực hiện kiểm tra, xử lý trên 1.500 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm đã xử lý gần 9 tỷ đồng. Hàng vi phạm thời điểm đó chủ yếu là hàng điện tử như: điện thoại Nokia, Samsung, đầu đĩa, karaoke, thậm chí có cả các sản phẩm thực phẩm giả nhãn hiệu...

Ông Nguyễn Thắng Lợi - Nguyên Chi Cục trưởng Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, thời điểm đó, công tác chống hàng giả gặp nhiều khó khăn khi chính sách dành cho cư dân biên giới còn hạn chế, người dân biên giới không có việc làm, không có thu nhập, đời sống kinh tế khó khăn nên đã bị các đối tượng buôn lậu lôi kéo, tiếp tay, mang vác hàng lậu qua các đường mòn, lối tắt.

“Lực lượng chức năng căng mình chặn khu vực này thì các đối tượng lại tiếp tục “phình” sang khu vực khác, cứ vậy hàng giả xen lẫn hàng lậu, hàng cấm vẫn cứ được đưa về nội địa, đi vào các chợ, các cửa hàng...”, ông Lợi nhớ lại.

Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời
Hàng giả xen lẫn hàng lậu, hàng cấm vẫn cứ được đưa về nội địa, đi vào các chợ, các cửa hàng

Cũng theo ông Nguyễn Thắng Lợi, khó khăn đối với lực lượng QLTT khi ấy là chính là khâu xác minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Lúc ấy, phương tiện xác minh còn hạn chế, thông tin về hàng hóa trên các dữ liệu số không đầy đủ. Thậm chí, khi xác định được chủ sở hữu quyền, họ từ chối làm việc, không hợp tác với lý do “sợ ảnh hưởng đến thương hiệu, sợ người dân biết rằng hàng hóa của họ có hàng giả…”.

“Những vụ việc đó đã trở thành những hồ sơ không thể xử lý hàng giả vì không có căn cứ để khẳng định là hàng giả”, ông Lợi trăn trở.

Thời gian gần đây, những khó khăn, rào cản trong cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái trên biên giới đang dần được khắc phục bởi chúng ta đã đưa công nghệ vào cuộc chiến, thêm cả những kinh nghiệm và bài học xương máu trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm hình thành và phát triển của lực lượng QLTT. Hơn nữa, hiện nay, đường biên giới hai nước Việt - Trung đã được xây hàng rào dây thép gai cao trên 2m để ngăn chặn tình trạng vận chuyển hàng hóa lậu qua các đường mòn, lối tắt. Thêm vào đó, công tác phối hợp với đại diện chủ sở hữu quyền, với các cơ quan chức năng trong nước như Hải quan, Công an, Biên phòng... đã có nhiều thuận lợi hơn; dữ liệu trên trang thông tin về chủ sở hữu quyền cũng dễ dàng tìm kiếm.

Ông Đặng Văn Ngọc, Cục trưởng Cục QLTT Lạng Sơn nhận định, nhiều khó khăn được khắc phục, tuy nhiên công tác chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay ở khu vực biên giới vẫn gặp rất nhiều thách thức mới, khi hàng hóa không vận chuyển, mang vác qua đường mòn, lối tắt thì các đối tượng chuyển sang hình thức gian lận thương mại để buôn lậu với quy mô lớn hơn; với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn.

“Nếu như trước đây các đối tượng nhập lậu toàn bộ sản phẩm thành phẩm, trên sản phẩm in sẵn nhãn, mác, bao bì với các dấu hiệu vi phạm rõ ràng thì nay xuất hiện tình trạng chỉ nhập sản phẩm linh kiện để gia công trong nước”, ông Đặng Văn Ngọc thông tin và phân tích, hàng hóa không gắn trực tiếp nhãn mác trên sản phẩm, hoặc có gắn thì chỉ là những ký, mã hiệu không đầy đủ để khẳng định đó là sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng. Chỉ khi hàng hóa chưa được đưa ra lưu thông mới có đầy đủ thông tin trên sản phẩm. Do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát xác định hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đối với các lô hàng nhập khẩu ở thời điểm này đối với lực lượng QLTT là rất khó khăn khi không có đầy đủ thông tin để tiến hành xác định, kiểm tra, xử lý.

Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây, thương mại điện tử bùng nổ, thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường “dung dưỡng” cho nhiều hành vi vi phạm. Bởi, mua bán trên môi trường thương mại điện tử, người mua và người bán không gặp nhau trực tiếp mà chỉ giao dịch qua thông tin, hình ảnh sản phẩm, do vậy, người mua sẽ không thể khẳng định được chất lượng, vì thế những vi phạm liên quan tới hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên tinh vi.

Khó khăn nhiều là vậy, nhưng trong suốt những năm qua, góp phần vào thành tích chung của lực lượng QLTT cả nước, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết. Mỗi cán bộ lãnh đạo, công chức, người lao động trong toàn Cục luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; cùng chung sức xây dựng người Quản lý thị trường Lạng Sơn “Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Giai đoạn mới, thành công mới, QLTT Lạng Sơn kiên quyết giữ vững ý chí “không có vùng cấm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh”, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ, phát huy vai trò là một trong những lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, người tiêu trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đào tạo nhân lực QLTT: Sẵn sàng cho sự phát triển bền vững ở tương lai

Đào tạo nhân lực QLTT: Sẵn sàng cho sự phát triển bền vững ở tương lai

Trình độ nhân lực quyết định rất lớn đến chất lượng đội ngũ công chức quản lý thị trường (QLTT), chính vì thế, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được Tổng cục QLTT ưu tiên, coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
Gửi niềm tin vào thế hệ trẻ

Gửi niềm tin vào thế hệ trẻ

Trong những ngày lực lượng QLTT cả nước háo hức tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống, tôi có dịp được trò chuyện cùng ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (nay là Tổng cục QLTT) để ôn lại kỷ niệm những ngày tháng cũ.
Pháp lệnh - Cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng Quản lý thị trường

Pháp lệnh - Cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng Quản lý thị trường

Ra đời từ năm 2016, Pháp lệnh Quản lý thị trường (QLTT) được xác định là cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng QLTT; tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, xây dựng lực lượng ngày càng chuyên nghiệp, chính quy; từng bước đáp ứng được niềm tin và kỳ vọng của người dân, Chính phủ.
Những dấu son lịch sử từ Nghị định 10/CP đến Pháp lệnh Quản lý thị trường

Những dấu son lịch sử từ Nghị định 10/CP đến Pháp lệnh Quản lý thị trường

Sau hai mươi năm được tổ chức lại theo các Nghị định số 10/CP và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP của Chính phủ, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đã được củng cố kiện toàn một bước thành lực lượng chuyên trách thực thi pháp luật trên thị trường từ cấp trung ương đến cấp huyện; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc không ngừng được cải thiện...
Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả

Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm: Công cụ hiệu quả trong ngăn chặn, hạn chế sự lưu thông của hàng giả

Từ cuối tháng 11/2021, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm đã được mở cửa thường xuyên, định kỳ trên phố Tràng Tiền, Hà Nội. Đây được coi là một trong nhiều “công cụ” phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát, ngăn chặn xử lý các sản phẩm giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời

Chống hàng giả trên biên giới Lạng Sơn: Những gian khó một thời

“Chống hàng giả - vốn đã có nhiều khó khăn, nhưng chống hàng giả trên khu vực biên giới thì càng gian nan, trắc trở”, đây là nhận định của nhiều lớp cán bộ, công chức, người lao động đã và đang ngày đêm căng mình trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên biên giới Lạng Sơn.
Cơ quan Tổng cục trở thành Nhà vô địch DMS League 2022

Cơ quan Tổng cục trở thành Nhà vô địch DMS League 2022

Chiến thắng trong trận đấu tranh ngôi vị cao nhất DMS League 2022 diễn ra sáng 18/9/2022, Đội bóng Cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã xuất sắc trở thành Nhà vô địch của Giải bóng đá nam Tổng cục nhân kỷ niệm 65 năm truyền thống lực lượng (03/7/1957-03/7/2022).
Nghĩa tình của những người Quản lý thị trường Bình Thuận

Nghĩa tình của những người Quản lý thị trường Bình Thuận

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc, lực lượng QLTT còn để lại ấn tượng sâu đậm bởi những nghĩa cử cao đẹp như hành động “uống nước nhớ nguồn”, hiến máu tình nguyện …
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Tết Hàn thực và món ăn truyền thống: bánh trôi, bánh chay

Tết Hàn thực và món ăn truyền thống: bánh trôi, bánh chay

Ngày Quốc tế về Du hành Không gian có Người (12/4)

Ngày Quốc tế về Du hành Không gian có Người (12/4)

Ngày Valentine đen 14/4 - ngày độc thân vui vẻ

Ngày Valentine đen 14/4 - ngày độc thân vui vẻ

Sắp tổng kiểm kê tài sản công trên quy mô cả nước

Sắp tổng kiểm kê tài sản công trên quy mô cả nước

Chiêu thức lừa đảo cũ với một loạt nạn nhân mới

Chiêu thức lừa đảo cũ với một loạt nạn nhân mới

Làm sâu sắc quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Làm sâu sắc quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc